Lực lượng tuần dương Italia cho biết đã cứu được gần 300 di dân Syria đi trên một chiếc thuyền đánh cá trôi lênh đênh ở Ðịa Trung Hải.
281 thuyền nhân được vớt hôm thử Bảy, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Các giới chức nói một số trong những người Syria được cứu này đang trong tình trạng sức khỏe kém.
Italia bắt đầu tăng cường giám sát biển trước làn sóng thuyền nhân hồi năm ngoái sau khi một chiếc thuyền chở đầy người tìm đường tị nạn chìm gần Lampedusa, khiến ít nhất 359 người thiệt mạng.
Italia là cửa ngỏ chính vào châu Âu đối với các thuyền nhân Trung Ðông và Phi châu trốn chạy chiến tranh, đói kém và bất ổn chính trị. Nước này đang quay cuồng với một làn sóng lớn di dân tìm đến nơi trong năm nay.
Hồi đầu tháng này, Tổ chức Quốc tế về Di dân nói hơn 40.000 di dân đã liều mạng sống vượt biển ở Ðịa Trung Hải trong 5 tháng đầu năm 2014, gần tương đương với tổng số di dân của cả năm 2013.
Italia yêu cầu Liên hiệp Âu Châu phải hành động nhiều hơn nữa để trợ giúp cho việc giám sát biển ở Ðịa Trung Hải.
281 thuyền nhân được vớt hôm thử Bảy, gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em.
Các giới chức nói một số trong những người Syria được cứu này đang trong tình trạng sức khỏe kém.
Italia bắt đầu tăng cường giám sát biển trước làn sóng thuyền nhân hồi năm ngoái sau khi một chiếc thuyền chở đầy người tìm đường tị nạn chìm gần Lampedusa, khiến ít nhất 359 người thiệt mạng.
Italia là cửa ngỏ chính vào châu Âu đối với các thuyền nhân Trung Ðông và Phi châu trốn chạy chiến tranh, đói kém và bất ổn chính trị. Nước này đang quay cuồng với một làn sóng lớn di dân tìm đến nơi trong năm nay.
Hồi đầu tháng này, Tổ chức Quốc tế về Di dân nói hơn 40.000 di dân đã liều mạng sống vượt biển ở Ðịa Trung Hải trong 5 tháng đầu năm 2014, gần tương đương với tổng số di dân của cả năm 2013.
Italia yêu cầu Liên hiệp Âu Châu phải hành động nhiều hơn nữa để trợ giúp cho việc giám sát biển ở Ðịa Trung Hải.