BANGKOK —
Tư lệnh quân đội Thái Lan, Đại tướng Prayuth Chan-Ocha đang họp với các nhóm chính trị kình chống nhau, một ngày sau khi tuyên bố thiết quân luật.
Phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, bà Srichan Ngathong, cho biết cuộc họp hôm nay nhằm tìm kiếm một giải pháp cho vụ khủng hoảng chính trị và còn bao gồm các thành viên của ủy ban bầu cử và thượng viện.
"Chúng tôi đã mời nhiều nhóm và nhiều phe phái có một vai trò quan trọng trong nước phái 5 đại diện tới thảo luận về một lối thoát. Các nhóm này bao gồm chủ tịch thượng viện tạm quyền, chủ tịch ủy ban bầu cử, người đứng đầu đảng Pheu Thai, người đứng đầu đảng Dân chủ, tổng thư ký của Uûy ban Nhân dân Cải cách dân chủ, và Chủ tịch của Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống Độc tài."
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết quân đội đã bảo đảm với các vị bộ trưởng trong nội các tạm quyền là chính phủ vẫn hoạt động đầy đủ dựa theo hiến pháp hiện nay.
"Việc ban bố thiết quân luật có mục đích duy trì hòa bình và trật tự, để các cơ quan chính phủ chúng tôi thực hiện lại các nhiệm vụ của mình với một các thức hữu hiệu để phục vụ công chúng và để bảo đảm là người dân có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường ở Bangkok và trên cả nước."
Tuy nhiên, các nguồn tin không muốn nêu danh táng trong chính phủ ở Bangkok nói với đài VOA rằng sắc lệnh của quân đội trên thức tế đã làm cho chính phủ không còn quyền hành gì cả và những nhân vật lãnh đạo chính phủ bị buộc phải nghe theo lệnh của quân đội có nhiều thế lực.
Đại tướng Prayuth tuyên bố việc ban hành thiết quân luật có mục đích chấm dứt vụ bế tắc chính trị kéo dài và ngăn chận bạo động giữa những người ủng hộ chính phủ và những người chống đối chính phủ.
Khi báo chí hỏi là hành động này của quân đội có loại trừ khả năng tiến hành một cuộc đảo chánh hay không, Tướng Prayuth nói rằng đó là một câu hỏi “không ai trả lời” và mọi người không nên giả định một tình huống nào.
Trong tình trạng thiết quân luật, những người biểu tình không được phép tuần hành. Những người tổ chức các phong trào biểu tình kình chống nhau cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình tại những địa điểm cố định.
Cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đã cầm đầu cuộc biểu tình chống chính phủ trong 6 tháng nay.
"Sau khi thiết quân luật được ban bố, ông nói rằng phe ông sẽ tiếp tục biểu tình."
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra thông cáo kêu gọi Quân đội Thái Lan tôn trọng cam kết để “làm cho việc này là hành động tạm thời để ngăn chận bạo động, và không gây phương hại cho các định chế dân chủ.”
Phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, bà Srichan Ngathong, cho biết cuộc họp hôm nay nhằm tìm kiếm một giải pháp cho vụ khủng hoảng chính trị và còn bao gồm các thành viên của ủy ban bầu cử và thượng viện.
"Chúng tôi đã mời nhiều nhóm và nhiều phe phái có một vai trò quan trọng trong nước phái 5 đại diện tới thảo luận về một lối thoát. Các nhóm này bao gồm chủ tịch thượng viện tạm quyền, chủ tịch ủy ban bầu cử, người đứng đầu đảng Pheu Thai, người đứng đầu đảng Dân chủ, tổng thư ký của Uûy ban Nhân dân Cải cách dân chủ, và Chủ tịch của Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống Độc tài."
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết quân đội đã bảo đảm với các vị bộ trưởng trong nội các tạm quyền là chính phủ vẫn hoạt động đầy đủ dựa theo hiến pháp hiện nay.
"Việc ban bố thiết quân luật có mục đích duy trì hòa bình và trật tự, để các cơ quan chính phủ chúng tôi thực hiện lại các nhiệm vụ của mình với một các thức hữu hiệu để phục vụ công chúng và để bảo đảm là người dân có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường ở Bangkok và trên cả nước."
Tuy nhiên, các nguồn tin không muốn nêu danh táng trong chính phủ ở Bangkok nói với đài VOA rằng sắc lệnh của quân đội trên thức tế đã làm cho chính phủ không còn quyền hành gì cả và những nhân vật lãnh đạo chính phủ bị buộc phải nghe theo lệnh của quân đội có nhiều thế lực.
Đại tướng Prayuth tuyên bố việc ban hành thiết quân luật có mục đích chấm dứt vụ bế tắc chính trị kéo dài và ngăn chận bạo động giữa những người ủng hộ chính phủ và những người chống đối chính phủ.
Khi báo chí hỏi là hành động này của quân đội có loại trừ khả năng tiến hành một cuộc đảo chánh hay không, Tướng Prayuth nói rằng đó là một câu hỏi “không ai trả lời” và mọi người không nên giả định một tình huống nào.
Trong tình trạng thiết quân luật, những người biểu tình không được phép tuần hành. Những người tổ chức các phong trào biểu tình kình chống nhau cho biết họ sẽ tiếp tục biểu tình tại những địa điểm cố định.
Cựu Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đã cầm đầu cuộc biểu tình chống chính phủ trong 6 tháng nay.
"Sau khi thiết quân luật được ban bố, ông nói rằng phe ông sẽ tiếp tục biểu tình."
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra thông cáo kêu gọi Quân đội Thái Lan tôn trọng cam kết để “làm cho việc này là hành động tạm thời để ngăn chận bạo động, và không gây phương hại cho các định chế dân chủ.”