Thưa quý vị, tuần trước quý vị đã nghe phần đầu cuộc phỏng vấn Đại diện cấp cao của Ủy Ban Bảo vệ Ký Giả CPJ ở Đông Nam Á Shawn Crispin. Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để gửi đến quý vị phần Hai của cuộc phỏng vấn với ông Crispin về những hạn chế đối với các nhà báo nước ngoài tác nghiệp ở Việt Nam. Theo ông, Việt Nam đã thay thế Miến Điện để trở thành nước đàn áp tự do báo chí tệ hại nhất Đông Nam Á, sau khi Miến Điện đạt tiến bộ hướng tới một tiến trình chuyển tiếp sang một chế độ cởi mở và dân chủ hơn. Ông Crispin là tác giả của phúc trình nghiên cứu tình hình tự do báo chí ở Việt Nam công bố hồi tháng 9 năm nay, ông hiện là Chủ biên của tạp chí Asia News Online và từng cộng tác với nhiều tạp chí quốc tế có uy tín. Mời quý vị theo dõi tiếp câu chuyện giữa ông Crispin và Ban Việt Ngữ -VOA:
VOA: Thưa ông, thế còn các ký giả nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong năm qua đã có xảy ra một sự cố nào đáng kể không. Chắc ông còn nhớ trường hợp ký giả Ben Stocking của hãng thông tấn AP bị công an mặc thường phục hành hung? Liệu trong năm qua có một sự cố nào tương tự như trường hợp của Ben Stocking không?
Ông Shawn Crispin: Nhà báo của AFP Ian Timberlake tường thuật về một số blogger độc lập và nhân vật bất đồng chính kiến, giới hữu trách Việt Nam đã cắt giảm số tháng ông được phép nhập cảnh khi đóng giấy visa của ông, nói rằng việc làm của ông ở Việt Nam đang được tái xét, và việc gia hạn giấy nhập cảnh cho ông tùy thuộc vào kết quả các cuộc tái xét này. Ian bị nhắm chính vì anh đã phơi bày ra trước công luận quốc tế một số việc làm của các blogger hoạt động chui.
VOA: Thưa ông, so với các nhà báo địa phương, các ký giả nước ngoài bị hạn chế trong khi tác nghiệp như thế nào?
Ông Shawn Crispin: Điều chúng tôi phát hiện trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi là theo một cách nào đó, các ký giả nước ngoài cũng bị áp lực - không khác mấy với các nhà báo địa phương. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tiếp tục ở lại Việt Nam để tác nghiệp thì có những lĩnh vực cấm kỵ không được phép tường trình, và các nhà báo có thể quyết định không nhúng tay vào bởi vì những rủi ro có thể xảy ra, và điều đó cũng thâm nhập vào cả hệ thống biên tập. Nếu muốn duy trì hoạt động ở Việt Nam, thì có một số lĩnh vực không nên tường trình.
VOA: Thế thì những lĩnh vực nào, những đề tài nào được coi là lĩnh vực “cấm ký giả”tại Việt Nam ?
Ông Shawn Crispin: Theo tôi thì tình trạng chia rẽ phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự ganh đua giữa Thủ Tướng Việt Nam với Chủ tịch nước, và sự thể này kiềm hãm khả năng của Việt Nam trong việc xử lý các khó khăn kinh tế như thế nào, chưa kể các trường hợp tham nhũng. Đó là những điều mà các ký giả nước ngoài thường cố lảng tránh, tôi cho đó là điều thật đáng tiếc, nhưng lý do chính là vì họ biết là họ sẽ nhận lấy hậu quả từ giới thẩm quyền Việt Nam, và sẽ khó gia hạn visa.
VOA: Như vậy có nghĩa là có một số đề tài nhất định, tuyệt đối cấm ký giả tường trình, kể cả các vụ tham nhũng, quản lý kinh tế, hay đúng hơn quản lý sai lầm nền kinh tế?
Ông Shawn Crispin: Tôi thực sự không dám nói đổ đồng như thế, bởi vì chắc chắn có một số bài tường trình có giá trị về một số vụ tham nhũng đã được tường trình trên báo chí trong nước. Nhưng nếu chúng ta lần theo đường dây tham nhũng lên tới tận các cấp lãnh đạo cao hơn, chẳng hạn như nếu bạn viết một bài báo chỉ trích các giao dịch làm ăn của ái nữ Thủ tướng Việt Nam chẳng hạn, đó là loại đề tài mà ngay cả các ký giả nước ngoài cũng biết là lĩnh vực cấm. Ngay cả những người biết chuyện cũng cố lảnh tránh, không muốn phơi bày chuyện ấy, trong khi câu chuyện lại rất đáng bị phơi bày.
VOA: Như vậy, các nhà báo trong nước cũng như các nhà báo nước ngoài bị áp lực phải tự kiểm duyệt. Nói như thế có công bằng không?
Ông Shawn Crispin: Chắc chắn là như thế! Họ biết những đường ranh giới hạn không thể vượt qua.
VOA: Thực sự có những làn ranh đỏ, mà các nhà báo trong nước cũng như nước ngoài không thể vượt qua?
Ông Shawn Crispin: Vâng, đúng thế!
VOA: Thưa ông, tại sao tự do báo chí lại quan trọng? Có người ở Việt Nam và Trung Quốc, cũng như ở một số nước khác, quan niệm rằng có ổn định xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, dân không đói khát, là có nhân quyền rồi, và thế là đủ. Tại sao cần tới tự do báo chí, hay trong bối cảnh hiện nay, tại sao cần tự do internet?
Ông Shawn Crispin: Trong trường hợp Việt Nam, chúng ta đang có một hệ thống chính quyền dường như ngày càng mục nát từ bên trong, thế mà họ vẫn tiếp tục cấm tường trình tin về mạng lưới tham nhũng chằng chịt mà những hoạt động phương hại rất nhiều tới các tiến bộ kinh tế mà nước này đã đạt được trong mấy năm gần đây và cả mấy thập niên qua. Không có một nền báo chí được tự do hoạt động để phơi bày và phanh phui các vụ tham nhũng hoặc quản lý sai trái, thì các tệ nạn ngày càng thối rữa, để rốt cuộc, trong trường hợp Việt Nam, nước này có nguy cơ lật ngược các thành tích kinh tế đã đạt được trong nhiều năm qua, kể cả các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, và tình trạng mức sống đã được nâng cao hơn. Không có báo chí được tự do hoạt động để kiềm chế điều được coi là nạn tham nhũng tràn lan, họ có nguy cơ lật ngược tất cả các thành quả đó.
VOA: Các giới chức Việt Nam vẫn hay nhắc tới các “thế lực thù địch ” từ nước ngoài và các “diễn biến hòa bình” từ bên trong, các vụ đàn áp tin tức có thể được coi như dấu hiệu của một chính quyền cảm thấy mình phải tứ bề thọ địch chăng?
Ông Shawn Crispin: Một chính quyền chịu nhiều áp lực thì đúng hơn, áp lực từ cách quản lý kinh tế sai lầm của chính họ, áp lực từ nạn tham nhũng trong chính nội bộ của họ, và áp lực từ những sự chia rẽ trong đảng, không còn đồng thuận trong nội bộ, từ những cuộc đấu đá dữ dội giữa những phe phái dành nhau các quyền lợi thương mại và kinh doanh. Chính những sự chia rẽ gấu ó đó sẽ kiềm hãm Việt Nam trong nỗ lực đáp ứng và giải quyết các vấn đề đó. Đó chính là những đề tài mà trong một nước có tự do báo chí, các ký giả thường phanh phui ra và phân tích, và về cơ bản, đóng vai trò hữu hiệu để giám sát. Đáng tiếc là ở Việt Nam không có những điều kiện đó…Việt Nam bây giờ là một trong những nước vi phạm tự do báo chí tệ hại nhất trên thế giới. Ta có thể thấy điều đó qua con số các nhà báo đang phải sống sau những chấn song sắt. Việt Nam còn khét tiếng là nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất ở Châu Á, sau khi Miến Điện đạt một số tiến bộ và đang trong tiến trình chuyển hướng sang một nền dân chủ, dù còn nửa vời. Vì thế trọng tâm của sự chú ý giờ đây là Việt Nam, trong tư cách là nước vi phạm tự do báo chí tệ hại nhất trong khu vực Đông Nam Á.
------------------------------------------
Quý vị vừa nghe ý kiến của ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả (tức CPJ) ở Đông Nam Á về các nhà báo nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Ông Crispin là tác giả của một Phúc trình về Tình hình Tự do Báo chí ở Việt Nam, ông cũng là một nhà báo cộng tác với nhiều tạp chí quốc tế có uy tín, kể cả Asia Times Online, Far Eastern Economic Review.
‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên trang Facebook, Youtube. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
Your browser doesn’t support HTML5
VOA: Thưa ông, thế còn các ký giả nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong năm qua đã có xảy ra một sự cố nào đáng kể không. Chắc ông còn nhớ trường hợp ký giả Ben Stocking của hãng thông tấn AP bị công an mặc thường phục hành hung? Liệu trong năm qua có một sự cố nào tương tự như trường hợp của Ben Stocking không?
Ông Shawn Crispin: Nhà báo của AFP Ian Timberlake tường thuật về một số blogger độc lập và nhân vật bất đồng chính kiến, giới hữu trách Việt Nam đã cắt giảm số tháng ông được phép nhập cảnh khi đóng giấy visa của ông, nói rằng việc làm của ông ở Việt Nam đang được tái xét, và việc gia hạn giấy nhập cảnh cho ông tùy thuộc vào kết quả các cuộc tái xét này. Ian bị nhắm chính vì anh đã phơi bày ra trước công luận quốc tế một số việc làm của các blogger hoạt động chui.
VOA: Thưa ông, so với các nhà báo địa phương, các ký giả nước ngoài bị hạn chế trong khi tác nghiệp như thế nào?
Điều chúng tôi phát hiện trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi là theo một cách nào đó, các ký giả nước ngoài cũng bị áp lực - không khác mấy với các nhà báo địa phương
Ông Shawn Crispin: Điều chúng tôi phát hiện trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi là theo một cách nào đó, các ký giả nước ngoài cũng bị áp lực - không khác mấy với các nhà báo địa phương. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tiếp tục ở lại Việt Nam để tác nghiệp thì có những lĩnh vực cấm kỵ không được phép tường trình, và các nhà báo có thể quyết định không nhúng tay vào bởi vì những rủi ro có thể xảy ra, và điều đó cũng thâm nhập vào cả hệ thống biên tập. Nếu muốn duy trì hoạt động ở Việt Nam, thì có một số lĩnh vực không nên tường trình.
VOA: Thế thì những lĩnh vực nào, những đề tài nào được coi là lĩnh vực “cấm ký giả”tại Việt Nam ?
Ông Shawn Crispin: Theo tôi thì tình trạng chia rẽ phe phái trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự ganh đua giữa Thủ Tướng Việt Nam với Chủ tịch nước, và sự thể này kiềm hãm khả năng của Việt Nam trong việc xử lý các khó khăn kinh tế như thế nào, chưa kể các trường hợp tham nhũng. Đó là những điều mà các ký giả nước ngoài thường cố lảng tránh, tôi cho đó là điều thật đáng tiếc, nhưng lý do chính là vì họ biết là họ sẽ nhận lấy hậu quả từ giới thẩm quyền Việt Nam, và sẽ khó gia hạn visa.
VOA: Như vậy có nghĩa là có một số đề tài nhất định, tuyệt đối cấm ký giả tường trình, kể cả các vụ tham nhũng, quản lý kinh tế, hay đúng hơn quản lý sai lầm nền kinh tế?
Ông Shawn Crispin: Tôi thực sự không dám nói đổ đồng như thế, bởi vì chắc chắn có một số bài tường trình có giá trị về một số vụ tham nhũng đã được tường trình trên báo chí trong nước. Nhưng nếu chúng ta lần theo đường dây tham nhũng lên tới tận các cấp lãnh đạo cao hơn, chẳng hạn như nếu bạn viết một bài báo chỉ trích các giao dịch làm ăn của ái nữ Thủ tướng Việt Nam chẳng hạn, đó là loại đề tài mà ngay cả các ký giả nước ngoài cũng biết là lĩnh vực cấm. Ngay cả những người biết chuyện cũng cố lảnh tránh, không muốn phơi bày chuyện ấy, trong khi câu chuyện lại rất đáng bị phơi bày.
VOA: Như vậy, các nhà báo trong nước cũng như các nhà báo nước ngoài bị áp lực phải tự kiểm duyệt. Nói như thế có công bằng không?
Ông Shawn Crispin: Chắc chắn là như thế! Họ biết những đường ranh giới hạn không thể vượt qua.
VOA: Thực sự có những làn ranh đỏ, mà các nhà báo trong nước cũng như nước ngoài không thể vượt qua?
Ông Shawn Crispin: Vâng, đúng thế!
VOA: Thưa ông, tại sao tự do báo chí lại quan trọng? Có người ở Việt Nam và Trung Quốc, cũng như ở một số nước khác, quan niệm rằng có ổn định xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, dân không đói khát, là có nhân quyền rồi, và thế là đủ. Tại sao cần tới tự do báo chí, hay trong bối cảnh hiện nay, tại sao cần tự do internet?
Không có một nền báo chí được tự do hoạt động để phơi bày và phanh phui các vụ tham nhũng hoặc quản lý sai trái, thì các tệ nạn ngày càng thối rữa, để rốt cuộc, trong trường hợp Việt Nam, nước này có nguy cơ lật ngược các thành tích kinh tế đã đạt được trong nhiều năm qua
Ông Shawn Crispin: Trong trường hợp Việt Nam, chúng ta đang có một hệ thống chính quyền dường như ngày càng mục nát từ bên trong, thế mà họ vẫn tiếp tục cấm tường trình tin về mạng lưới tham nhũng chằng chịt mà những hoạt động phương hại rất nhiều tới các tiến bộ kinh tế mà nước này đã đạt được trong mấy năm gần đây và cả mấy thập niên qua. Không có một nền báo chí được tự do hoạt động để phơi bày và phanh phui các vụ tham nhũng hoặc quản lý sai trái, thì các tệ nạn ngày càng thối rữa, để rốt cuộc, trong trường hợp Việt Nam, nước này có nguy cơ lật ngược các thành tích kinh tế đã đạt được trong nhiều năm qua, kể cả các nỗ lực xóa đói giảm nghèo, và tình trạng mức sống đã được nâng cao hơn. Không có báo chí được tự do hoạt động để kiềm chế điều được coi là nạn tham nhũng tràn lan, họ có nguy cơ lật ngược tất cả các thành quả đó.
VOA: Các giới chức Việt Nam vẫn hay nhắc tới các “thế lực thù địch ” từ nước ngoài và các “diễn biến hòa bình” từ bên trong, các vụ đàn áp tin tức có thể được coi như dấu hiệu của một chính quyền cảm thấy mình phải tứ bề thọ địch chăng?
Ông Shawn Crispin: Một chính quyền chịu nhiều áp lực thì đúng hơn, áp lực từ cách quản lý kinh tế sai lầm của chính họ, áp lực từ nạn tham nhũng trong chính nội bộ của họ, và áp lực từ những sự chia rẽ trong đảng, không còn đồng thuận trong nội bộ, từ những cuộc đấu đá dữ dội giữa những phe phái dành nhau các quyền lợi thương mại và kinh doanh. Chính những sự chia rẽ gấu ó đó sẽ kiềm hãm Việt Nam trong nỗ lực đáp ứng và giải quyết các vấn đề đó. Đó chính là những đề tài mà trong một nước có tự do báo chí, các ký giả thường phanh phui ra và phân tích, và về cơ bản, đóng vai trò hữu hiệu để giám sát. Đáng tiếc là ở Việt Nam không có những điều kiện đó…Việt Nam bây giờ là một trong những nước vi phạm tự do báo chí tệ hại nhất trên thế giới. Ta có thể thấy điều đó qua con số các nhà báo đang phải sống sau những chấn song sắt. Việt Nam còn khét tiếng là nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất ở Châu Á, sau khi Miến Điện đạt một số tiến bộ và đang trong tiến trình chuyển hướng sang một nền dân chủ, dù còn nửa vời. Vì thế trọng tâm của sự chú ý giờ đây là Việt Nam, trong tư cách là nước vi phạm tự do báo chí tệ hại nhất trong khu vực Đông Nam Á.
------------------------------------------
Quý vị vừa nghe ý kiến của ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả (tức CPJ) ở Đông Nam Á về các nhà báo nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Ông Crispin là tác giả của một Phúc trình về Tình hình Tự do Báo chí ở Việt Nam, ông cũng là một nhà báo cộng tác với nhiều tạp chí quốc tế có uy tín, kể cả Asia Times Online, Far Eastern Economic Review.
‘Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên trang Facebook, Youtube. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.