Một cuộc nổi loạn hiếm thấy xảy ra sáng ngày 30/6 tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân.
Các tù nhân phân trại I đã kéo vào nhà ăn, dùng dụng cụ nhà bếp làm hung khí, đập phá trại giam, cô lập phân trại, và bắt giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi cải thiện điều kiện ăn ở trong tù.
Báo chí nhà nước nói vụ bạo loạn đã nhanh chóng được trấn dẹp sau khi Tổng cục 8 (Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp) điều động lực lượng đến can thiệp.
Tờ Thanh Niên trích lời giới hữu trách xác nhận nguyên nhân vụ “gây rối” là do tù nhân đòi chuyển trại khác và cải thiện bữa ăn. Thiếu tướng Hồ Thanh Đình nói khoảng 40 người quá khích trong nhóm gây rối đã bị tách ra và sẽ xử lý những người vi phạm theo quy định pháp luật sau khi kết thúc điều tra.
Trong khi đó, theo tin VOA Việt ngữ ghi nhận, một số tù nhân chính trị tại đây đã ngay lập tức bị chuyển trại sau vụ bạo động.
Trại Xuân Lộc là nơi đang giam giữ một số tù nhân chính trị, trong đó có nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù hồi năm 2009 với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và nhạc sĩ Việt Khang, người bị lãnh án 4 năm tù giam hồi năm ngoái vì sáng tác các ca khúc bị Hà Nội coi là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Thân nhân ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với VOA Việt ngữ rằng sau khi được tin về vụ nổi loạn, gia đình đã tức tốc lên trại Xuân Lộc để hỏi thăm tình hình và được thông báo ông Thức cùng 4 tù nhân chính trị khác bao gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí tối ngày 30/6 đã bị chuyển lên trại Xuyên Mộc cách đó khoảng 30 cây số. Trong số tù nhân chính trị vẫn còn ở lại trại Xuân Lộc có nhạc sĩ Việt Khang.
Trao đổi với chúng tôi tối ngày 1/7 trên đường đi thăm ông Thức từ trại Xuyên Mộc về, em trai ông, Trần Huỳnh Duy Tân, cho biết thêm chi tiết:
“Hồi nãy tôi có nói chuyện với anh Thức, anh nói rằng vụ bạo loạn là do các tù nhân thường phạm, chứ không phải các tù nhân chính trị, gây ra. Gia đình hỏi thăm, anh cho biết vụ bạo loạn hôm qua cũng rất dữ dội, có dao và hung khí này kia dữ lắm. Khi đó, nhóm các anh em tù chính trị như anh Thức đang ở bên trong, thì các tù thường phạm xông vào nói rằng: ‘Các anh là tù chính trị có kiến thức, có hiểu biết, hãy ra thương lượng với mấy người công an đó đi.’ Anh Thức chỉ kể được tới đó thì quản giáo bên trại Xuyên Mộc cắt ngang, không cho nói nữa.”
Ông Tân cho hay khi tiếp xúc với trại giam Xuân Lộc, gia đình có hỏi lý do ông Thức bị chuyển trại, nhưng giới hữu trách từ chối giải thích:
“Gia đình cũng rất thắc mắc không biết tại sao anh Thức lại bị chuyển trại như vậy. Chúng tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn, sự đối xử của trại giam đối với anh Thức và các anh em khác. Phía trại giam cũng không nói là do bạo loạn mà chuyển anh Thức, họ có vẻ không đi thẳng vào chuyện đó.”
Em trai ông Thức nói chế độ ăn uống trong trại giam rất kém và ông Thức trông rất mệt mỏi, tiều tụy đi rất nhiều so với những lần thăm gặp trước:
“Chế độ ăn uống và đối xử với tù nhân ở đó cũng không tốt đâu. Phần lớn trong suốt thời gian anh Thức bị giam ở đó, chủ yếu nhờ thực phẩm gia đình gửi tiếp tế hằng tháng anh mới có thể duy trì bình thường, tương đối được. Điều kiện ăn uống ở đó rất thiếu thốn. Nếu không có sự tiếp tế của gia đình, sẽ rất gay go cho sức khỏe của các anh trong đó. Anh Thức nói cả ngày hôm qua và cho tới trưa hôm nay, anh mới được phát một phần cơm trắng với canh không thôi chứ cũng không có gì khác. Gần như hai ngày hôm nay, anh chưa ăn được gì cả. Anh rất là mệt.”
Theo tố cáo của các tù nhân, ngoài việc cắt xén bữa ăn của tù nhân, bán lại thức ăn cho họ với giá cao gấp nhiều lần, giới hữu trách trại giam còn hành hạ, đánh đập tù nhân trong trại giam.
Vụ bạo loạn tập thể của tù nhân trại giam Xuân Lộc xảy ra không bao lâu sau cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày của tù nhân bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ để phản đối các hành vi ngược đãi và phạm pháp của giới hữu trách trại giam số 5, phân trại 3 (Yên Định, Thanh Hóa).
Tiến sĩ luật Hà Vũ đang thọ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi đa đảng-dân chủ tại Việt Nam.
Cuộc tuyệt thực của ông bắt đầu hôm 27/5 đã gây nên làn sóng ủng hộ mạnh mẽ với hàng loạt các cuộc tuyệt thực cá nhân và tập thể cả trong lẫn ngoài nước phản đối các điều kiện cư xử khắc nghiệt với tù nhân tại Việt Nam, vốn là một trong những điểm bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lưu ý về thành tích nhân quyền của chính phủ Hà Nội.
Các tù nhân phân trại I đã kéo vào nhà ăn, dùng dụng cụ nhà bếp làm hung khí, đập phá trại giam, cô lập phân trại, và bắt giám thị Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi cải thiện điều kiện ăn ở trong tù.
Báo chí nhà nước nói vụ bạo loạn đã nhanh chóng được trấn dẹp sau khi Tổng cục 8 (Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp) điều động lực lượng đến can thiệp.
Tờ Thanh Niên trích lời giới hữu trách xác nhận nguyên nhân vụ “gây rối” là do tù nhân đòi chuyển trại khác và cải thiện bữa ăn. Thiếu tướng Hồ Thanh Đình nói khoảng 40 người quá khích trong nhóm gây rối đã bị tách ra và sẽ xử lý những người vi phạm theo quy định pháp luật sau khi kết thúc điều tra.
Trong khi đó, theo tin VOA Việt ngữ ghi nhận, một số tù nhân chính trị tại đây đã ngay lập tức bị chuyển trại sau vụ bạo động.
Trại Xuân Lộc là nơi đang giam giữ một số tù nhân chính trị, trong đó có nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án 16 năm tù hồi năm 2009 với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và nhạc sĩ Việt Khang, người bị lãnh án 4 năm tù giam hồi năm ngoái vì sáng tác các ca khúc bị Hà Nội coi là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Thân nhân ông Trần Huỳnh Duy Thức nói với VOA Việt ngữ rằng sau khi được tin về vụ nổi loạn, gia đình đã tức tốc lên trại Xuân Lộc để hỏi thăm tình hình và được thông báo ông Thức cùng 4 tù nhân chính trị khác bao gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí tối ngày 30/6 đã bị chuyển lên trại Xuyên Mộc cách đó khoảng 30 cây số. Trong số tù nhân chính trị vẫn còn ở lại trại Xuân Lộc có nhạc sĩ Việt Khang.
Your browser doesn’t support HTML5
“Hồi nãy tôi có nói chuyện với anh Thức, anh nói rằng vụ bạo loạn là do các tù nhân thường phạm, chứ không phải các tù nhân chính trị, gây ra. Gia đình hỏi thăm, anh cho biết vụ bạo loạn hôm qua cũng rất dữ dội, có dao và hung khí này kia dữ lắm. Khi đó, nhóm các anh em tù chính trị như anh Thức đang ở bên trong, thì các tù thường phạm xông vào nói rằng: ‘Các anh là tù chính trị có kiến thức, có hiểu biết, hãy ra thương lượng với mấy người công an đó đi.’ Anh Thức chỉ kể được tới đó thì quản giáo bên trại Xuyên Mộc cắt ngang, không cho nói nữa.”
Ông Tân cho hay khi tiếp xúc với trại giam Xuân Lộc, gia đình có hỏi lý do ông Thức bị chuyển trại, nhưng giới hữu trách từ chối giải thích:
“Gia đình cũng rất thắc mắc không biết tại sao anh Thức lại bị chuyển trại như vậy. Chúng tôi cũng rất lo lắng cho sự an toàn, sự đối xử của trại giam đối với anh Thức và các anh em khác. Phía trại giam cũng không nói là do bạo loạn mà chuyển anh Thức, họ có vẻ không đi thẳng vào chuyện đó.”
Em trai ông Thức nói chế độ ăn uống trong trại giam rất kém và ông Thức trông rất mệt mỏi, tiều tụy đi rất nhiều so với những lần thăm gặp trước:
“Chế độ ăn uống và đối xử với tù nhân ở đó cũng không tốt đâu. Phần lớn trong suốt thời gian anh Thức bị giam ở đó, chủ yếu nhờ thực phẩm gia đình gửi tiếp tế hằng tháng anh mới có thể duy trì bình thường, tương đối được. Điều kiện ăn uống ở đó rất thiếu thốn. Nếu không có sự tiếp tế của gia đình, sẽ rất gay go cho sức khỏe của các anh trong đó. Anh Thức nói cả ngày hôm qua và cho tới trưa hôm nay, anh mới được phát một phần cơm trắng với canh không thôi chứ cũng không có gì khác. Gần như hai ngày hôm nay, anh chưa ăn được gì cả. Anh rất là mệt.”
Theo tố cáo của các tù nhân, ngoài việc cắt xén bữa ăn của tù nhân, bán lại thức ăn cho họ với giá cao gấp nhiều lần, giới hữu trách trại giam còn hành hạ, đánh đập tù nhân trong trại giam.
Vụ bạo loạn tập thể của tù nhân trại giam Xuân Lộc xảy ra không bao lâu sau cuộc tuyệt thực kéo dài 25 ngày của tù nhân bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ để phản đối các hành vi ngược đãi và phạm pháp của giới hữu trách trại giam số 5, phân trại 3 (Yên Định, Thanh Hóa).
Tiến sĩ luật Hà Vũ đang thọ án tù 7 năm về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì các hoạt động kêu gọi đa đảng-dân chủ tại Việt Nam.
Cuộc tuyệt thực của ông bắt đầu hôm 27/5 đã gây nên làn sóng ủng hộ mạnh mẽ với hàng loạt các cuộc tuyệt thực cá nhân và tập thể cả trong lẫn ngoài nước phản đối các điều kiện cư xử khắc nghiệt với tù nhân tại Việt Nam, vốn là một trong những điểm bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lưu ý về thành tích nhân quyền của chính phủ Hà Nội.