LONDON —
Trong một tuần lễ ở châu Âu, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đối phó với nhiều vấn đề khác nhau, và nhận được các mức độ ủng hộ khác nhau từ phía các đồng minh Âu châu.
Thời tiết không phải là điều duy nhất hơi có sóng gió trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Ông đã được sự tiếp đón nhiệt thành ở Ba Lan, một trong nhiều nước chư hầu cũ trong liên bang Sô viết, lo ngại về những hành động của Nga muốn tái lập ít nhất một phần khu vực ảnh hưởng của họ – thể hiện qua các hành động ở Ukraine.
Và Tổng thống tân cử của Ukraine đã cảm tạ ông Obama về sự hỗ trợ và tỏ ý muốn có quan hệ chặt chẽ hơn.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ vẫn thân thiết với các đồng minh lâu đời ở Tây Âu, thì những nước này cũng lại cảm thấy đủ an ninh để chỉ trích các chính sách và kế hoạch của Hoa Kỳ nhiều hơn.
Nhiều quan điểm Âu châu là một chức năng của lịch sử, địa lý và chính trị địa phương, theo ông Raoul Ruparel, thuộc tổ chức nghiên cứu Âu châu Mở. Ông nói:
“Như quý vị biết, những chia rẽ này đã hình thành ít lâu nay. Và tôi nghĩ chúng ta đang nhìn vào sân khấu nơi Hoa Kỳ cố gắng tìm ra cách tốt nhất để xử lý những chia rẽ này.”
Ở London, một nhật báo phân tích các quan điểm khác nhau về các chính sách của Tổng thống Obama.
Hôm thứ Tư, báo Times nói kế hoạch 1 tỷ đôla của tổng thống để cải thiện thế sẵn sàng về quân sự ở châu Âu nằm trong khuông khổ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Ngày hôm sau, báo này nói bài diễn văn quan trọng về chính sách đối ngoại của ông Obama hồi tuần trước là dấu hiệu của một chủ nghĩa cô lập mới của Mỹ.
Trong khi đó, báo Guardian nêu bật các điểm khác biệt giữa Tổng thống Hoa Kỳ và nhiều nhà lãnh đạo Âu châu về việc nghe lén, thương mại và các vấn đề khác.
Tuy nhiên, ông Obama đã họp với các đồng minh chủ chốt tại một phiên họp của Nhóm G-7 ở Brussels – không có sự tham dự của Nga vì việc Nga sáp nhập Crimea – và thỏa thuận dự trù sẽ đạt được về các vấn đề hàng đầu như Syria, Iran, Ukraine và kinh tế.
Song về những vấn đề khác, trong đó có bang giao nay mai với Nga và ai là người sẽ trang trải cho việc cải tiến quốc phòng, vẫn còn có những bất đồng.
Các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lại trong ngày hôm nay ở miền bắc nước Pháp đễ làm lễ kỷ niệm 70 ngày đồng minh đổ bộ, và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có mặt. Buổi lễ này sẽ có tác dụng nhắc nhở về các giá trị và mục tiêu chung của tây phương, cũng như những bất đồng thực sự về những vấn đề ngày nay.
Thời tiết không phải là điều duy nhất hơi có sóng gió trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Ông đã được sự tiếp đón nhiệt thành ở Ba Lan, một trong nhiều nước chư hầu cũ trong liên bang Sô viết, lo ngại về những hành động của Nga muốn tái lập ít nhất một phần khu vực ảnh hưởng của họ – thể hiện qua các hành động ở Ukraine.
Và Tổng thống tân cử của Ukraine đã cảm tạ ông Obama về sự hỗ trợ và tỏ ý muốn có quan hệ chặt chẽ hơn.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ vẫn thân thiết với các đồng minh lâu đời ở Tây Âu, thì những nước này cũng lại cảm thấy đủ an ninh để chỉ trích các chính sách và kế hoạch của Hoa Kỳ nhiều hơn.
Nhiều quan điểm Âu châu là một chức năng của lịch sử, địa lý và chính trị địa phương, theo ông Raoul Ruparel, thuộc tổ chức nghiên cứu Âu châu Mở. Ông nói:
“Như quý vị biết, những chia rẽ này đã hình thành ít lâu nay. Và tôi nghĩ chúng ta đang nhìn vào sân khấu nơi Hoa Kỳ cố gắng tìm ra cách tốt nhất để xử lý những chia rẽ này.”
Ở London, một nhật báo phân tích các quan điểm khác nhau về các chính sách của Tổng thống Obama.
Hôm thứ Tư, báo Times nói kế hoạch 1 tỷ đôla của tổng thống để cải thiện thế sẵn sàng về quân sự ở châu Âu nằm trong khuông khổ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Ngày hôm sau, báo này nói bài diễn văn quan trọng về chính sách đối ngoại của ông Obama hồi tuần trước là dấu hiệu của một chủ nghĩa cô lập mới của Mỹ.
Trong khi đó, báo Guardian nêu bật các điểm khác biệt giữa Tổng thống Hoa Kỳ và nhiều nhà lãnh đạo Âu châu về việc nghe lén, thương mại và các vấn đề khác.
Tuy nhiên, ông Obama đã họp với các đồng minh chủ chốt tại một phiên họp của Nhóm G-7 ở Brussels – không có sự tham dự của Nga vì việc Nga sáp nhập Crimea – và thỏa thuận dự trù sẽ đạt được về các vấn đề hàng đầu như Syria, Iran, Ukraine và kinh tế.
Song về những vấn đề khác, trong đó có bang giao nay mai với Nga và ai là người sẽ trang trải cho việc cải tiến quốc phòng, vẫn còn có những bất đồng.
Các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lại trong ngày hôm nay ở miền bắc nước Pháp đễ làm lễ kỷ niệm 70 ngày đồng minh đổ bộ, và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ có mặt. Buổi lễ này sẽ có tác dụng nhắc nhở về các giá trị và mục tiêu chung của tây phương, cũng như những bất đồng thực sự về những vấn đề ngày nay.