Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gọi điện thoại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để bàn về vụ khủng hoảng Ukraina. Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp đầu tiên mà người ta được biết giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Nga kể từ khi binh sĩ Nga xuất hiện trên lãnh thổ Ukraina hôm thứ Bảy tuần trước, tiếp theo sau vụ lật đổ các nhà lãnh đạo Ukraina thân Nga.
Theo lời các giới chức Tòa Bạch Ốc, trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ hôm thứ Năm, Tổng thống Obama nói với Tổng thống Putin rằng sự hiện diện của các lực lượng Nga trên bán đảo Crimea là một sự vi phạm đối với chủ quyền của Ukraina.
Một thông cáo do Điện Kremlin công bố hôm nay trích lời ông Putin nói rằng tân chính phủ Ukraina do Tây phương hậu thuẫn là “bất hợp pháp” và đang đưa ra những quyết định mà Moskova gọi là “những quyết định hoàn toàn bất hợp pháp đối với các khu vực ở miền đông và miền đông nam Ukraina và bán đảo Crimea.”
Trong lúc khẳng định “sự quan trọng cực kỳ” của các mối quan hệ Nga-Mỹ, Tổng thống Putin nói rằng “Nga không thể làm ngơ những lời kêu gọi giúp đỡ trong vấn đề này và đã có những hành động để đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Tổng thống Obama đã đề cập tới những hành động mà Washington và các nước đồng minh đã thực hiện để ứng phó với sự hiện diện của các lực lượng Nga trên bán đảo Crimea. Ông cũng đề nghị một số giải pháp ngoại giao mà ông nói là “phù hợp với lợi ích của nước Nga, của nhân dân Ukraina và của cộng đồng quốc tế.”
Để đạt mục tiêu đó, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi Moskova đàm phán trực tiếp với Kyiv dưới sự điều giải của cộng đồng quốc tế. Ông cũng yêu cầu các lực lượng Nga quay lại căn cứ của họ và để cho các giám sát viên quốc tế bảo đảm sự an toàn của mọi người ở Ukraina, kể cả những người gốc Nga.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói: "Hãy bắt đầu những cuộc tham vấn giữa chính phủ Nga và chính phủ Ukraina với sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Nga sẽ duy trì quyền lập căn cứ của họ ở Crimea, với điều kiện là họ tuân thủ các hiệp định và tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và thế giới sẽ hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 5."
Tổng thống Obama cũng đã ký một mệnh lệnh hành chánh để cho phép chế tài những người đánh cắp tài sản của nhân dân Ukraina hoặc vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Mệnh lệnh đó cũng bao gồm các biện pháp hạn chế về thị thực nhập cảnh, nhưng không nêu đích danh những cá nhân bị chế tài.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power, nói rằng cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crimea vào Nga mà Nghị viện Crimea quyết định tổ chức vào ngày 16 tháng này vi phạm luật pháp quốc tế và hiến pháp Ukraina. Đại sứ Power nói:
"Chúng tôi sẽ không công nhận các kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý như vậy. Bất kỳ sự thảo luận nào về tương lai của Ukraina phải bao gồm chính phủ hợp pháp của Ukraina. Năm nay là năm 2014 và chúng ta đã vượt xa cái thời mà các đường biên giới có thể được vẽ lại mà không cần lý gì tới các nhà lãnh đạo dân chủ."
Trước đó trong ngày thứ Năm, Liên hiệp Âu châu quyết định phong tỏa tài sản ở Âu châu của 18 người Ukraina, bao gồm Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, cựu Thủ tướng Mykola Azarov, cùng với 16 người khác, trong đó có 2 người con trai của ông Yanukovich và một người con trai của ông Azarov.
Liên hiệp Âu châu đang đối mặt với điều mà các nhà lãnh đạo của khối này mô tả là thách thức an ninh lớn nhất của Âu châu kể từ cuộc chiến tranh vùng Balkan. Liên hiệp gồm 28 quốc gia này đã tạm ngưng cuộc đàm phán với Moskova về vấn đề thị thực nhập cảnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới đây với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, chính phủ ở Kyiv và các đối tác quốc tế khác, với hy vọng tìm ra một giải pháp cho vụ khủng hoảng.
Theo lời các giới chức Tòa Bạch Ốc, trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ đồng hồ hôm thứ Năm, Tổng thống Obama nói với Tổng thống Putin rằng sự hiện diện của các lực lượng Nga trên bán đảo Crimea là một sự vi phạm đối với chủ quyền của Ukraina.
Một thông cáo do Điện Kremlin công bố hôm nay trích lời ông Putin nói rằng tân chính phủ Ukraina do Tây phương hậu thuẫn là “bất hợp pháp” và đang đưa ra những quyết định mà Moskova gọi là “những quyết định hoàn toàn bất hợp pháp đối với các khu vực ở miền đông và miền đông nam Ukraina và bán đảo Crimea.”
Trong lúc khẳng định “sự quan trọng cực kỳ” của các mối quan hệ Nga-Mỹ, Tổng thống Putin nói rằng “Nga không thể làm ngơ những lời kêu gọi giúp đỡ trong vấn đề này và đã có những hành động để đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Tổng thống Obama đã đề cập tới những hành động mà Washington và các nước đồng minh đã thực hiện để ứng phó với sự hiện diện của các lực lượng Nga trên bán đảo Crimea. Ông cũng đề nghị một số giải pháp ngoại giao mà ông nói là “phù hợp với lợi ích của nước Nga, của nhân dân Ukraina và của cộng đồng quốc tế.”
Để đạt mục tiêu đó, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi Moskova đàm phán trực tiếp với Kyiv dưới sự điều giải của cộng đồng quốc tế. Ông cũng yêu cầu các lực lượng Nga quay lại căn cứ của họ và để cho các giám sát viên quốc tế bảo đảm sự an toàn của mọi người ở Ukraina, kể cả những người gốc Nga.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói: "Hãy bắt đầu những cuộc tham vấn giữa chính phủ Nga và chính phủ Ukraina với sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Nga sẽ duy trì quyền lập căn cứ của họ ở Crimea, với điều kiện là họ tuân thủ các hiệp định và tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, và thế giới sẽ hỗ trợ cho người dân Ukraina trong lúc họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 5."
Tổng thống Obama cũng đã ký một mệnh lệnh hành chánh để cho phép chế tài những người đánh cắp tài sản của nhân dân Ukraina hoặc vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Mệnh lệnh đó cũng bao gồm các biện pháp hạn chế về thị thực nhập cảnh, nhưng không nêu đích danh những cá nhân bị chế tài.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Samantha Power, nói rằng cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Crimea vào Nga mà Nghị viện Crimea quyết định tổ chức vào ngày 16 tháng này vi phạm luật pháp quốc tế và hiến pháp Ukraina. Đại sứ Power nói:
"Chúng tôi sẽ không công nhận các kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý như vậy. Bất kỳ sự thảo luận nào về tương lai của Ukraina phải bao gồm chính phủ hợp pháp của Ukraina. Năm nay là năm 2014 và chúng ta đã vượt xa cái thời mà các đường biên giới có thể được vẽ lại mà không cần lý gì tới các nhà lãnh đạo dân chủ."
Trước đó trong ngày thứ Năm, Liên hiệp Âu châu quyết định phong tỏa tài sản ở Âu châu của 18 người Ukraina, bao gồm Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, cựu Thủ tướng Mykola Azarov, cùng với 16 người khác, trong đó có 2 người con trai của ông Yanukovich và một người con trai của ông Azarov.
Liên hiệp Âu châu đang đối mặt với điều mà các nhà lãnh đạo của khối này mô tả là thách thức an ninh lớn nhất của Âu châu kể từ cuộc chiến tranh vùng Balkan. Liên hiệp gồm 28 quốc gia này đã tạm ngưng cuộc đàm phán với Moskova về vấn đề thị thực nhập cảnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tới đây với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, chính phủ ở Kyiv và các đối tác quốc tế khác, với hy vọng tìm ra một giải pháp cho vụ khủng hoảng.