Các trang đầu trên báo chí nhà nước Trung Quốc hôm thứ năm tràn ngập những lời tố giác của cựu chuyên gia CIA Edward Snowden, người nói rằng chính phủ Mỹ đã đột nhập các máy điện toán của Trung Quốc trong nhiều năm.
Ông Snowden hiện đang trốn ở Hong Kong sau khi tiết lộ các văn kiện tối mật phơi bày các chương trình theo dõi do Cơ quan An ninh Quốc gia thực hiện. Cơ quan này cũng là nơi ông từng làm nhân viên khế ước.
Hôm qua, ông Snowden, 29 tuổi, nói với một nhật báo ở Hong Kong rằng ông dự định ở lại cựu thuộc địa của Anh này và chống lại các nỗ lực đưa ông trở về Hoa Kỳ để bị truy tố.
Phát biểu với tờ báo Anh ngữ South China Morning Post, ông Snowden nói Cơ quan An ninh Quốc gia NSA đã đột nhập các máy điện toán ở Hong Kong và lục địa Trung Quốc từ năm 2009. Ông nói mục tiêu bao gồm các giới chức công cộng, các cơ sở kinh doanh và trường Ðại học Hong Kong của Trung Quốc.
Ông Snowden nói: “Chúng tôi đột nhập các phần chủ yếu của mạng lưới - cơ bản, như các thiết bị dẫn dữ liệu Internet, giúp chúng tôi truy cập thông tin liên lạc của hàng trăm ngàn máy điện toán mà không cần phải đột nhập từng máy một.”
Ông nói NSA đã thực hiện 61 ngàn hoạt động xâm nhập máy trên toàn cầu, trong đó có hàng trăm hoạt động ở Trung Quốc và Hong Kong. Các giới chức Hoa Kỳ chưa đưa ra lời bình về những tố giác đó.
Những tiết lộ làm Mỹ 'lúng túng'
Những lời khẳng định của ông Snowden là chuyện hàng đầu trên các báo chí lớn của Trung Quốc hôm nay, kể cả trang đầu phiên bản Anh ngữ của tờ Global Times do đảng Cộng Sản kiểm soát.
Báo China Daily cũng đăng một bài trích thuật lời các chuyên gia phân tích Trung Quốc nói rằng những tiết lộ của ông Snowden “chắc chắn sẽ làm hoen ố hình ảnh của Washington ở nước ngoài và trắc nghiệm bang giao Trung-Mỹ đang nẩy nở.
Việc phơi bày chương trình theo dõi Internet đặt Hoa Kỳ vào “thế lúng túng là phải giải thích hành động của mình cho người dân trong nước và thế giới”, theo nhận định của ông Lý Hải Ðông, một nhà nghiên cứu về các vấn đề của Mỹ tại Học Viện Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Lý nói với báo China Daily: “Từ nhiều tháng, Washington đã cáo buộc Trung Quốc là do thám trên mạng, nhưng hóa ra mối đe dọa lớn nhất đối với việc theo đuổi tự do và quyền riêng tư cá nhân ở Hoa Kỳ lại chính là quyền lực bất kham của chính phủ.”
Bắc Kinh có thể lợi dụng các tiết lộ như một thắng lợi tuyên truyền
Cho đến giờ này, các giới chức và báo chí Trung Quốc ở lục địa đã giữ sự im lặng tương đối về vấn đề này. Nhưng tầm quan trọng ngày càng tăng của vấn đề hôm nay cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng lợi dụng những tiết lộ của ông Snowden về các chương trình theo dõi như một thắng lợi tuyên truyền.
Diễn biến này có thể đặc biệt gây khó khăn cho các nỗ lực của Washington muốn buộc Trung Quốc phải nhận lãnh trách nhiệm về hành vi gián điệp và đánh cắp thông tin trên mạng rộng khắp nhắm vào các mục tiêu Hoa Kỳ. Diễn biến này cũng có thể cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh để bênh vực các nỗ lực to lớn theo dõi trong nước của chính Trung Quốc.
Các chương trình do thám của Hoa Kỳ vốn đã bị chỉ trích bởi một số người ủng hộ dân quyền và quyền riêng tư ở Trung Quốc, trong đó có nghệ sĩ phản kháng Ngải Vị Vị, một trong những nhân vật nổi tiếng vẫn chỉ trích hệ thống kiểm duyệt mạng rộng lớn của Trung Quốc.
Trong một bài xã luận của tờ The Guardian, ông Ngải nói các chương trình của Hoa Kỳ đang “lạm dụng quyền lực của chính phủ để can thiệp vào quyền riêng tư của các cá nhân.”
Ông Ngải nói: “Không có gì bảo đảm rằng Trung Quốc, Hoa Kỳ, hoặc bất cứ chính phủ nào khác sẽ không sử dụng thông tin một cách sai trái. Tôi nghĩa đặc biệt một qu6oc gia như Hoa Kỳ, rất tiến bộ về kỹ thuật, không nên tận dụng lợi thế của quyền lực mình. Nó khích lệ các quốc gia khác cũng làm như vậy.”
Các văn kiện mà ông Snowden tiết lộ cung cấp thông tin về cách thức NSA thụ thập và theo dõi các cú điện thoại và nội dung Internet. Các giới chức ở Washington, đã xác nhận các chương trình này, nói rằng chúng không bị sử dụng sai và rất cần thiết để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Ông Snowden hiện đang trốn ở Hong Kong sau khi tiết lộ các văn kiện tối mật phơi bày các chương trình theo dõi do Cơ quan An ninh Quốc gia thực hiện. Cơ quan này cũng là nơi ông từng làm nhân viên khế ước.
Hôm qua, ông Snowden, 29 tuổi, nói với một nhật báo ở Hong Kong rằng ông dự định ở lại cựu thuộc địa của Anh này và chống lại các nỗ lực đưa ông trở về Hoa Kỳ để bị truy tố.
Phát biểu với tờ báo Anh ngữ South China Morning Post, ông Snowden nói Cơ quan An ninh Quốc gia NSA đã đột nhập các máy điện toán ở Hong Kong và lục địa Trung Quốc từ năm 2009. Ông nói mục tiêu bao gồm các giới chức công cộng, các cơ sở kinh doanh và trường Ðại học Hong Kong của Trung Quốc.
Ông Snowden nói: “Chúng tôi đột nhập các phần chủ yếu của mạng lưới - cơ bản, như các thiết bị dẫn dữ liệu Internet, giúp chúng tôi truy cập thông tin liên lạc của hàng trăm ngàn máy điện toán mà không cần phải đột nhập từng máy một.”
Ông nói NSA đã thực hiện 61 ngàn hoạt động xâm nhập máy trên toàn cầu, trong đó có hàng trăm hoạt động ở Trung Quốc và Hong Kong. Các giới chức Hoa Kỳ chưa đưa ra lời bình về những tố giác đó.
Những tiết lộ làm Mỹ 'lúng túng'
Những lời khẳng định của ông Snowden là chuyện hàng đầu trên các báo chí lớn của Trung Quốc hôm nay, kể cả trang đầu phiên bản Anh ngữ của tờ Global Times do đảng Cộng Sản kiểm soát.
Báo China Daily cũng đăng một bài trích thuật lời các chuyên gia phân tích Trung Quốc nói rằng những tiết lộ của ông Snowden “chắc chắn sẽ làm hoen ố hình ảnh của Washington ở nước ngoài và trắc nghiệm bang giao Trung-Mỹ đang nẩy nở.
Việc phơi bày chương trình theo dõi Internet đặt Hoa Kỳ vào “thế lúng túng là phải giải thích hành động của mình cho người dân trong nước và thế giới”, theo nhận định của ông Lý Hải Ðông, một nhà nghiên cứu về các vấn đề của Mỹ tại Học Viện Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Lý nói với báo China Daily: “Từ nhiều tháng, Washington đã cáo buộc Trung Quốc là do thám trên mạng, nhưng hóa ra mối đe dọa lớn nhất đối với việc theo đuổi tự do và quyền riêng tư cá nhân ở Hoa Kỳ lại chính là quyền lực bất kham của chính phủ.”
Bắc Kinh có thể lợi dụng các tiết lộ như một thắng lợi tuyên truyền
Diễn biến này có thể đặc biệt gây khó khăn cho các nỗ lực của Washington muốn buộc Trung Quốc phải nhận lãnh trách nhiệm về hành vi gián điệp và đánh cắp thông tin trên mạng rộng khắp nhắm vào các mục tiêu Hoa Kỳ. Diễn biến này cũng có thể cung cấp vũ khí cho Bắc Kinh để bênh vực các nỗ lực to lớn theo dõi trong nước của chính Trung Quốc.
Các chương trình do thám của Hoa Kỳ vốn đã bị chỉ trích bởi một số người ủng hộ dân quyền và quyền riêng tư ở Trung Quốc, trong đó có nghệ sĩ phản kháng Ngải Vị Vị, một trong những nhân vật nổi tiếng vẫn chỉ trích hệ thống kiểm duyệt mạng rộng lớn của Trung Quốc.
Trong một bài xã luận của tờ The Guardian, ông Ngải nói các chương trình của Hoa Kỳ đang “lạm dụng quyền lực của chính phủ để can thiệp vào quyền riêng tư của các cá nhân.”
Ông Ngải nói: “Không có gì bảo đảm rằng Trung Quốc, Hoa Kỳ, hoặc bất cứ chính phủ nào khác sẽ không sử dụng thông tin một cách sai trái. Tôi nghĩa đặc biệt một qu6oc gia như Hoa Kỳ, rất tiến bộ về kỹ thuật, không nên tận dụng lợi thế của quyền lực mình. Nó khích lệ các quốc gia khác cũng làm như vậy.”
Các văn kiện mà ông Snowden tiết lộ cung cấp thông tin về cách thức NSA thụ thập và theo dõi các cú điện thoại và nội dung Internet. Các giới chức ở Washington, đã xác nhận các chương trình này, nói rằng chúng không bị sử dụng sai và rất cần thiết để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Your browser doesn’t support HTML5