Từ 160 năm, những cây đàn dương cầm của Steinway & Sons đã được coi là tinh tế nhất thế giới, vì nghệ thuật và phẩm chất siêu việt của chúng. Thông tín viên VOA Jeff Lunden tường thuật rằng mặc dầu công ty này vừa có một sở hữu chủ mới, truyền thống dầy công phu là làm ra các nhạc cụ bằng tay dự trù sẽ vẫn tiếp tục.
Các đại dương cầm thủ cần phải có những cây dương cầm tuyệt hảo. Vladimir Horowitz, nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Nga thường đem theo cây đàn Steinway của chính mình khi đi lưu diễn trong các buổi hòa nhạc khắp thế giới.
Phần lớn các phòng hòa nhạc và nhạc viện ở nước Mỹ đều có các cây đàn Steinway, và các dương cầm thủ từ Lang Lang cho đến Billy Joel đều là những nghệ sĩ chuyên sử dụng đàn Steinway. Mùa thu năm nay, nhạc sĩ dương cầm Nga Kirill Gerstein đến thành phố New York để trình diễn cùng ban đại hòa tấu của thành phố.
Nhạc sĩ Gerstein nói: “Tôi nghĩ hệ thống cân não và cơ bắp của nhiều thế hệ dương cầm thủ đã được hình thành qua thể cách cảm nghĩ hành động và thể cách hành động và âm thanh hoà nhập ra sao vào kinh nghiệm trình diễn này. Và đối với thính giả, chính kinh nghiệm thưởng thức âm thanh cây đàn Steinway này đã thực sự nuôi dưỡng những gì chúng ta nghĩ về tiếng đàn dương cầm.”
Các cây đàn Steinway đã được chế tạo từ năm 1871 tại một khu nhà máy ở thành phố New York. Công ty này do một di dân người Ðức tên là Henry Englehard Steiway thành lập năm 1853, khi New York có vài chục nhà sản xuất đàn dương cầm.
Nhưng giám đốc công ty Steinway đặc trách về sự hài lòng của khách hàng, ông Robert Berger nói:
“Ngay từ ban đầu, họ đã hết sức tìm cách sáng tạo ra cây đàn dương cầm tiêu chuẩn của thế giới. Không phải cây đàn dương cầm “trung bình,” mà là cây đàn “tiêu chuẩn,” cây đàn mà tất cả những cây đàn phải dựa vào để đánh giá.”
Và những cây đàn dương cầm đó được làm cho thật bền. Ngày nay, một lực lượng lao động khoảng 300 thợ thủ công nam nữ, đã sản xuất ra khoảng 1.500 cây đàn dương cầm mỗi năm tại nhà máy Astoria.
Phải mất 11 tháng để làm một cây đại dương cầm Steinway, với 12.000 bộ phận.
Nhà máy hoạt động như một tổ ong. Ở một khu, những tấm gỗ dán mỏng được gắn liền với nhau và đặt vào máy ép, để tạo ra hình dáng đặc biệt của cây đại dương cầm.
Ở một khu khác, những người được gọi là “belly men” tức là chuyên tạo các bộ phận trong lòng cây đàn” đặt các tấm bảng âm thanh vào khung. Một phiến sắt đúc được thêm vào, các sợi dây đàn được gắn, và hành động, tức là những cái búa nhỏ gõ vào các sợi dây, được gắn lên.
Các cây đàn dương cầm được lên dây tất cả là 5 lần. Hai lần, trong tiến trình này, các cây đàn được đưa vào một căn phòng, nơi một cái máy đập mạnh vào tất cả 88 dây đàn cùng một lúc, để giúp “khởi động” các khí cụ.
Nguyên cả một khu khác trong nhà máy được dành để phục hồi các cây đàn Steinway cổ. Ông Bill Youse, điều hành bộ phận này, cho biết
“Ðến ngày 2 tháng 7 năm nay là tôi làm tròn 40 năm với công ty. Tôi cũng là nhân viên Steinway thuộc thế hệ thứ ba. Và tôi thuộc thế hệ thứ ba trong 4 thế hệ, con trai tôi cũng đang làm việc ở đây.”
Ông Youse nói các cây đàn dương cầm tuyệt hảo là nhờ nhiều thế hệ công nhân tất cả đều xả thân cống hiến cho cùng một mục đích:
“Ngoài một số chất liệu, như keo dán và nhiều thứ đã được cải tiến qua nhiều năm, cây đàn dương cầm vẫn giữ gần như nguyên si giống với cây đàn ta đã có từ cuối thấp niên 1800.”
Một trong những đồng nghiệp của ông đã làm với Steinway hơn 50 năm nói:
“Tên tôi là Wally Boot. Tôi là người cuối cùng chạm vào cây đàn trước khi nó rời khỏi nhà máy. Tôi là người thanh tra âm thanh cuối cùng của cây đàn. Tôi đã làm việc ở đây 51 năm. Và công việc của tôi là lắng nghe cây đàn dương cầm và chắc chắn về âm thanh toàn hoả của nó và mọi thứ đều hoạt động tốt.”
Và có rất ít thứ hoạt động giống như một cây đàn Steinway. Ông Boot, người lớn lên cách nhà máy hai khu phố, nói rằng mỗi cây đàn dương cầm đều có cá tính riêng của nó:
“Nếu là một cây piano vui tươi, thì sẽ là cây piano để chơi nhạc jazz; nếu là một cây đàn piano êm dịu, thì thường là để trong nhà hay để chơi nhạc thính phòng. Còn đây là một cây kiểu B, thì là cây piano cho dàn nhạc hòa tấu.”
Mức độ chăm sóc và nghệ thuật thủ công giúp giải thích vì sao một cây đàn piano Steinway có thể bán với gì từ 55.000 đến 145.000 đôla. Ông Berger của hãng Steinway nói những cây đàn dương cầm này trở thành một của hồi môn quý báu của gia đình, lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. Ông nói:
“Một người chủ đàn mới sẽ nói một câu đại loại như, ‘giấc mơ cả đời tôi vẫn là làm chủ một cây piano Steinway,’ hay ‘tôi đã để dành bao nhiêu năm để mua được cây đàn piano này và cuối cùng tôi đã thực hiện được giấc mơ của tôi.”
Và người chủ cây đàn Steinway mới nói rằng giấc mơ làm bằng tay đó sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa.
Các đại dương cầm thủ cần phải có những cây dương cầm tuyệt hảo. Vladimir Horowitz, nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Nga thường đem theo cây đàn Steinway của chính mình khi đi lưu diễn trong các buổi hòa nhạc khắp thế giới.
Phần lớn các phòng hòa nhạc và nhạc viện ở nước Mỹ đều có các cây đàn Steinway, và các dương cầm thủ từ Lang Lang cho đến Billy Joel đều là những nghệ sĩ chuyên sử dụng đàn Steinway. Mùa thu năm nay, nhạc sĩ dương cầm Nga Kirill Gerstein đến thành phố New York để trình diễn cùng ban đại hòa tấu của thành phố.
Nhạc sĩ Gerstein nói: “Tôi nghĩ hệ thống cân não và cơ bắp của nhiều thế hệ dương cầm thủ đã được hình thành qua thể cách cảm nghĩ hành động và thể cách hành động và âm thanh hoà nhập ra sao vào kinh nghiệm trình diễn này. Và đối với thính giả, chính kinh nghiệm thưởng thức âm thanh cây đàn Steinway này đã thực sự nuôi dưỡng những gì chúng ta nghĩ về tiếng đàn dương cầm.”
Các cây đàn Steinway đã được chế tạo từ năm 1871 tại một khu nhà máy ở thành phố New York. Công ty này do một di dân người Ðức tên là Henry Englehard Steiway thành lập năm 1853, khi New York có vài chục nhà sản xuất đàn dương cầm.
Nhưng giám đốc công ty Steinway đặc trách về sự hài lòng của khách hàng, ông Robert Berger nói:
“Ngay từ ban đầu, họ đã hết sức tìm cách sáng tạo ra cây đàn dương cầm tiêu chuẩn của thế giới. Không phải cây đàn dương cầm “trung bình,” mà là cây đàn “tiêu chuẩn,” cây đàn mà tất cả những cây đàn phải dựa vào để đánh giá.”
Và những cây đàn dương cầm đó được làm cho thật bền. Ngày nay, một lực lượng lao động khoảng 300 thợ thủ công nam nữ, đã sản xuất ra khoảng 1.500 cây đàn dương cầm mỗi năm tại nhà máy Astoria.
Phải mất 11 tháng để làm một cây đại dương cầm Steinway, với 12.000 bộ phận.
Nhà máy hoạt động như một tổ ong. Ở một khu, những tấm gỗ dán mỏng được gắn liền với nhau và đặt vào máy ép, để tạo ra hình dáng đặc biệt của cây đại dương cầm.
Ở một khu khác, những người được gọi là “belly men” tức là chuyên tạo các bộ phận trong lòng cây đàn” đặt các tấm bảng âm thanh vào khung. Một phiến sắt đúc được thêm vào, các sợi dây đàn được gắn, và hành động, tức là những cái búa nhỏ gõ vào các sợi dây, được gắn lên.
Các cây đàn dương cầm được lên dây tất cả là 5 lần. Hai lần, trong tiến trình này, các cây đàn được đưa vào một căn phòng, nơi một cái máy đập mạnh vào tất cả 88 dây đàn cùng một lúc, để giúp “khởi động” các khí cụ.
Nguyên cả một khu khác trong nhà máy được dành để phục hồi các cây đàn Steinway cổ. Ông Bill Youse, điều hành bộ phận này, cho biết
“Ðến ngày 2 tháng 7 năm nay là tôi làm tròn 40 năm với công ty. Tôi cũng là nhân viên Steinway thuộc thế hệ thứ ba. Và tôi thuộc thế hệ thứ ba trong 4 thế hệ, con trai tôi cũng đang làm việc ở đây.”
Ông Youse nói các cây đàn dương cầm tuyệt hảo là nhờ nhiều thế hệ công nhân tất cả đều xả thân cống hiến cho cùng một mục đích:
“Ngoài một số chất liệu, như keo dán và nhiều thứ đã được cải tiến qua nhiều năm, cây đàn dương cầm vẫn giữ gần như nguyên si giống với cây đàn ta đã có từ cuối thấp niên 1800.”
Một trong những đồng nghiệp của ông đã làm với Steinway hơn 50 năm nói:
“Tên tôi là Wally Boot. Tôi là người cuối cùng chạm vào cây đàn trước khi nó rời khỏi nhà máy. Tôi là người thanh tra âm thanh cuối cùng của cây đàn. Tôi đã làm việc ở đây 51 năm. Và công việc của tôi là lắng nghe cây đàn dương cầm và chắc chắn về âm thanh toàn hoả của nó và mọi thứ đều hoạt động tốt.”
Và có rất ít thứ hoạt động giống như một cây đàn Steinway. Ông Boot, người lớn lên cách nhà máy hai khu phố, nói rằng mỗi cây đàn dương cầm đều có cá tính riêng của nó:
“Nếu là một cây piano vui tươi, thì sẽ là cây piano để chơi nhạc jazz; nếu là một cây đàn piano êm dịu, thì thường là để trong nhà hay để chơi nhạc thính phòng. Còn đây là một cây kiểu B, thì là cây piano cho dàn nhạc hòa tấu.”
Mức độ chăm sóc và nghệ thuật thủ công giúp giải thích vì sao một cây đàn piano Steinway có thể bán với gì từ 55.000 đến 145.000 đôla. Ông Berger của hãng Steinway nói những cây đàn dương cầm này trở thành một của hồi môn quý báu của gia đình, lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. Ông nói:
“Một người chủ đàn mới sẽ nói một câu đại loại như, ‘giấc mơ cả đời tôi vẫn là làm chủ một cây piano Steinway,’ hay ‘tôi đã để dành bao nhiêu năm để mua được cây đàn piano này và cuối cùng tôi đã thực hiện được giấc mơ của tôi.”
Và người chủ cây đàn Steinway mới nói rằng giấc mơ làm bằng tay đó sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa.