BẮC KINH —
Các giới chức từ Trung Quốc và Đài Loan đã mở một cuộc hội đàm lịch sử tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật rằng đây là cuộc hội họp chính thức đầu tiên của họ kể từ khi chấm dứt cuộc nội chiến 6 thập niên trước đây. Các nhà phân tích nói rằng cuộc hội đàm này cho thấy sự gia tăng hiểu biết của Trung Quốc về nền chính trị tại hải đảo này cùng sự gia tăng nỗ lực để tranh thủ nhân tâm người dân Đài Loan.
Chỉ trong thời gian một tuần lễ, Trung Quốc đã mở cuộc hội đàm chính thức đầu tiên với các giới chức từ Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Chủ tịch danh dự Quốc Dân Đảng đương quyền, Liên Chiến.
Trong cuộc họp với ông Liên Chiến, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng ông tôn trọng hệ thống xã hội của Đài Loan. Ông cũng nói rằng Trung Quốc sẵn lòng mở cuộc hội đàm bình đẳng với Đài Loan để giải quyết những khác biệt chính trị sâu xa giữa hai phía.
Trung Quốc nóng lòng lôi kéo Đài Loan vào các cuộc hội đàm chính trị và đường lối hòa hoãn hơn của họ trong những năm gần đây khác biệt rõ ràng với những đe dọa mà ông Chu Dung Cơ đưa ra cho các cử tri hồi năm 2000, một cuộc bầu cử đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp sang dân chủ đầu tiên tại hải đảo này.
Ông Cổ Khanh Quốc, nhà khoa học chính trị tại Trường Đại Học Bắc Kinh, nói rằng hiện nay, sự phân tích của Trung Quốc về tình hình chính trị ở Đài Loan chính xác hơn. Phân tích đó cũng đã có nhiều ý kiến về phương cách đáp ứng trước những thay đổi trong tình hình tại Đài Loan nói chung.
Trung Quốc không phải chỉ gia tăng các cuộc tiếp xúc của họ với đảng đương quyền, nhưng cũng còn tiếp xúc với đảng đối lập tại Đài Loan, mà các nhà phân tích cho rằng có thể sẽ là một diễn biến lớn hơn nữa.
Chỉ một vài tuần lễ trước khi Chủ tịch Hội đồng Hoa Lục Sự vụ của Đài Loan thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tới Trung Quốc, một đoàn thuộc tổ chức khảo cứu của cựu lãnh đạo đối lập bà Thái Anh Văn là Tổ Chức Nghiên cứu Đài Loan đã viếng thăm Bắc Kinh và dự dạ tiệc với các giới chức từ Cơ quan Đài Loan Sự Vụ của Trung Quốc.
Bà Thái Anh Văn, cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Tiến, không đi với phái đoàn. Nhưng các đại biểu trong văn phòng của bà có tham gia phái đoàn. Ông Antonio Tưởng, một cựu phó tổng thư ký của Hội đồng An ninh Quốc Gia Đài Loan cùng đi với phái đoàn tới Bắc Kinh.
Ông Tưởng nói rằng Trung Quốc Cộng sản đang thay đổi lập trường của họ và họ muốn có một cuộc đối thoại toàn diện với Đài Loan và ngay cả với Đảng Dân Tiến. Ông nói rằng, trong quá khứ, đảng đối lập muốn có đối thoại với Trung Quốc nhưng không thể tìm được cơ hội. Ông nói rằng giờ đây đảng này đã có được cơ hội.
Nỗ lực của Bắc Kinh để tiếp xúc bắt đầu trước cuộc bầu cử năm 2008, khi nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng hiện nay, Mã Anh Cửu, ra tranh cử chống lại ông Frank Tạ. Những nỗ lực này đã gia tăng kể từ khi ông Mã được tái đắc cử với đa số khít khao hồi năm 2012.
Ông Lâm Trung Bân, một cựu giới chức cao cấp trong Hội đồng Hoa lục Sự vụ của Đài Loan và cũng là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nói rằng những cuộc tiếp xúc ngầm đó đã diễn ra trong một khoảng thời gian. Ông nói:
“Tôi đã được nghe từ nhiều nguồn tin rằng người phụ tá của ông Frank Tạ đã đi hồi đó (trước cuộc bầu cử năm 2008) và sau đó, hoặc thông qua Hong Kong hay Singapore và đã gặp các giới chức Trung Quốc. Và rồi có sự kiện năm 2012. Cuộc tranh đua rất ngang ngửa. Và giờ đây chúng tôi sẽ được xem cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.”
Ông Lâm nói rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng cho khả năng là đảng dương quyền ở Đài Loan có thể lại thay đổi.
Nhà khoa học chính trị Cổ Khanh Quốc nói rằng, các cuộc tiếp xúc đã mở rộng mau chóng kể từ khi ông Mã đắc cử. Nhưng đồng thời Bắc Kinh chưa thấy sự gia tăng ủng hộ cho lập trường của họ coi hải đảo này là một phần của Trung Quốc và hai phía phải được thống nhất.
Ông Cổ Khanh Quốc nói rằng mặc dù vậy quan hệ xuyên eo biển Đài Loan đã trở thành gần gũi hơn trước trước tới nay, chưa có sự gia tăng trong việc ủng hộ lập trường về một nước Trung Quốc ở Đài Loan. Ông nói rằng thật ra sự ủng hộ đã sút giảm. Đó là điều đáng để suy nghĩ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng, hiện nay thì ưu tiên số một của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là một nghị trình cải cách mạnh mẽ mà Đảng Cộng sản đã phác họa hồi cuối năm ngoái. Một khi ông Tập Cận Bình đã thực hiện được một số tiến bộ ở đó thì sự chú ý của ông chắc sẽ chuyển qua Đài Loan nhiều hơn.
Các nhà phân tích nói rằng, cho tới lúc đó, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho một loạt các kết quả có thể xảy ra. Đài Loan sẽ mở cuộc bầu cử quốc hội trong năm nay và cuộc bầu cử Tổng thống kế tiếp của họ sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm 2016.
Chỉ trong thời gian một tuần lễ, Trung Quốc đã mở cuộc hội đàm chính thức đầu tiên với các giới chức từ Đài Loan và Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Chủ tịch danh dự Quốc Dân Đảng đương quyền, Liên Chiến.
Trong cuộc họp với ông Liên Chiến, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng ông tôn trọng hệ thống xã hội của Đài Loan. Ông cũng nói rằng Trung Quốc sẵn lòng mở cuộc hội đàm bình đẳng với Đài Loan để giải quyết những khác biệt chính trị sâu xa giữa hai phía.
Trung Quốc nóng lòng lôi kéo Đài Loan vào các cuộc hội đàm chính trị và đường lối hòa hoãn hơn của họ trong những năm gần đây khác biệt rõ ràng với những đe dọa mà ông Chu Dung Cơ đưa ra cho các cử tri hồi năm 2000, một cuộc bầu cử đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp sang dân chủ đầu tiên tại hải đảo này.
Ông Cổ Khanh Quốc, nhà khoa học chính trị tại Trường Đại Học Bắc Kinh, nói rằng hiện nay, sự phân tích của Trung Quốc về tình hình chính trị ở Đài Loan chính xác hơn. Phân tích đó cũng đã có nhiều ý kiến về phương cách đáp ứng trước những thay đổi trong tình hình tại Đài Loan nói chung.
Trung Quốc không phải chỉ gia tăng các cuộc tiếp xúc của họ với đảng đương quyền, nhưng cũng còn tiếp xúc với đảng đối lập tại Đài Loan, mà các nhà phân tích cho rằng có thể sẽ là một diễn biến lớn hơn nữa.
Chỉ một vài tuần lễ trước khi Chủ tịch Hội đồng Hoa Lục Sự vụ của Đài Loan thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tới Trung Quốc, một đoàn thuộc tổ chức khảo cứu của cựu lãnh đạo đối lập bà Thái Anh Văn là Tổ Chức Nghiên cứu Đài Loan đã viếng thăm Bắc Kinh và dự dạ tiệc với các giới chức từ Cơ quan Đài Loan Sự Vụ của Trung Quốc.
Bà Thái Anh Văn, cựu ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Tiến, không đi với phái đoàn. Nhưng các đại biểu trong văn phòng của bà có tham gia phái đoàn. Ông Antonio Tưởng, một cựu phó tổng thư ký của Hội đồng An ninh Quốc Gia Đài Loan cùng đi với phái đoàn tới Bắc Kinh.
Ông Tưởng nói rằng Trung Quốc Cộng sản đang thay đổi lập trường của họ và họ muốn có một cuộc đối thoại toàn diện với Đài Loan và ngay cả với Đảng Dân Tiến. Ông nói rằng, trong quá khứ, đảng đối lập muốn có đối thoại với Trung Quốc nhưng không thể tìm được cơ hội. Ông nói rằng giờ đây đảng này đã có được cơ hội.
Nỗ lực của Bắc Kinh để tiếp xúc bắt đầu trước cuộc bầu cử năm 2008, khi nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng hiện nay, Mã Anh Cửu, ra tranh cử chống lại ông Frank Tạ. Những nỗ lực này đã gia tăng kể từ khi ông Mã được tái đắc cử với đa số khít khao hồi năm 2012.
Ông Lâm Trung Bân, một cựu giới chức cao cấp trong Hội đồng Hoa lục Sự vụ của Đài Loan và cũng là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, nói rằng những cuộc tiếp xúc ngầm đó đã diễn ra trong một khoảng thời gian. Ông nói:
“Tôi đã được nghe từ nhiều nguồn tin rằng người phụ tá của ông Frank Tạ đã đi hồi đó (trước cuộc bầu cử năm 2008) và sau đó, hoặc thông qua Hong Kong hay Singapore và đã gặp các giới chức Trung Quốc. Và rồi có sự kiện năm 2012. Cuộc tranh đua rất ngang ngửa. Và giờ đây chúng tôi sẽ được xem cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.”
Ông Lâm nói rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng cho khả năng là đảng dương quyền ở Đài Loan có thể lại thay đổi.
Nhà khoa học chính trị Cổ Khanh Quốc nói rằng, các cuộc tiếp xúc đã mở rộng mau chóng kể từ khi ông Mã đắc cử. Nhưng đồng thời Bắc Kinh chưa thấy sự gia tăng ủng hộ cho lập trường của họ coi hải đảo này là một phần của Trung Quốc và hai phía phải được thống nhất.
Ông Cổ Khanh Quốc nói rằng mặc dù vậy quan hệ xuyên eo biển Đài Loan đã trở thành gần gũi hơn trước trước tới nay, chưa có sự gia tăng trong việc ủng hộ lập trường về một nước Trung Quốc ở Đài Loan. Ông nói rằng thật ra sự ủng hộ đã sút giảm. Đó là điều đáng để suy nghĩ.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng, hiện nay thì ưu tiên số một của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là một nghị trình cải cách mạnh mẽ mà Đảng Cộng sản đã phác họa hồi cuối năm ngoái. Một khi ông Tập Cận Bình đã thực hiện được một số tiến bộ ở đó thì sự chú ý của ông chắc sẽ chuyển qua Đài Loan nhiều hơn.
Các nhà phân tích nói rằng, cho tới lúc đó, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho một loạt các kết quả có thể xảy ra. Đài Loan sẽ mở cuộc bầu cử quốc hội trong năm nay và cuộc bầu cử Tổng thống kế tiếp của họ sẽ được tổ chức vào tháng Giêng năm 2016.