Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức họp Nhóm Công tác chung lần thứ 23 từ ngày 1 đến ngày 2 tháng 3 tại thành phố Nha Trang về việc thực hiện Tuyên bố Cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), với hy vọng có thể hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói trong một cuộc họp báo hôm 28/2 rằng các bên liên quan sẽ trao đổi quan điểm về việc thực hiện DOC, thúc đẩy hợp tác hàng hải cũng như tư vấn về Bộ Quy tắc Ứng xử COC.
Theo ông Lục Khảng, thì tình hình hiện nay trên Biển Đông đã ổn định “nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.”
Cũng theo ông Lục Khảng, hiện tại tình hình ở Biển Đông đã được ổn định do nỗ lực của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và các nước ASEAN có ý chí và sự tự tin để tiếp tục đối thoại và hợp tác, phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ hơn và củng cố việc cải thiện tình hình trong khu vực.
Trang Moneycontrol của Ấn Độ hôm 27/2 dẫn lời đặc phái viên Tôn Sinh Thành của Việt Nam nhận định tình hình Biển Đông vẫn “phức tạp”, và việc khởi động đàm phán COC là “một bước tích cực.”
Theo giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), không có dấu hiệu gì chứng tỏ Trung Quốc muốn đàm phán một cách nghiêm túc. Nếu các nước khác ngưng hành động trên Biển Đông, Bắc Kinh vẫn tiếp tục quân sự hóa khu vực để giành lợi thế.
Vào tháng trước, tại một cuộc họp tại Singapore, Bộ trưởng các nước ASEAN đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc trên các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và lưu ý rằng việc bồi đắp đất vẫn tiếp tục diễn ra thậm chí sau khi đã đàm phán với hiệp hội 10 quốc gia Ðông Nam Á, và Bắc Kinh đã nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử.
Tháng 8/2017, Trung Quốc và ASEAN đã thông qua một cơ chế đàm phán cho Bộ quy tắc COC trên Biển Đông, sau gần 4 năm đàm phán. Cả 2 bên đều ca ngợi bước đi này là một dấu hiệu tiến bộ, với việc Trung Quốc coi các cuộc đàm phán là một cơ hội để tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại cho rằng Bắc Kinh đang câu giờ để củng cố sức mạnh trên biển.
Your browser doesn’t support HTML5