Trung Quốc: Việt Nam có lỗi gây ra sự cố chìm tàu

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Ðông, khoảng 210km (130 dặm) ngoài khơi Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố gần như tất cả khu vực Biển Ðông và khu vực có giàn khoan là thuộc về lãnh hải của mình.

Sau nhiều tuần lễ đụng độ giữa các tàu cá Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực tranh chấp ở Biển Ðông, một tàu cá của Việt Nam đã bị chìm ngày hôm nay. Thông tín viên Shannon Van Sant tường thuật từ Bắc Kinh rằng Trung Quốc và Việt Nam đổ lỗi lẫn nhau về vụ việc này, và Trung Quốc khẳng định là tàu cá của Việt Nam nằm trong lãnh hải Trung Quốc.

Các giới chức nói các vụ va chạm hôm thứ Ba giữa các tàu cá Việt Nam và Trung Quốc khiến cho một tàu của Việt Nam bị chìm ở Biển Ðông, cách giàn khoan của Trung Quốc 30 cây số trong vùng biển tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Việt Nam là phía có lỗi gây ra sự cố.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Tần Cương nói một tàu cá của Việt Nam đã cố tình xâm nhập vào khu vực giàn khoan của Trung Quốc và đã bị lật sau khi đâm vào một tàu Trung Quốc. Ông nói những hành động nguy hiểm của Việt Nam là nguyên do trực tiếp của vụ việc này và Trung Quốc yêu cầu Việt Nam bảo vệ những hoạt động hàng hải và đánh bắt cá bình thường trên biển.

Việt Nam cho biết 40 tàu cá của Trung Quốc đã bao vây và đâm vào một chiếc tàu của Việt Nam khiến tàu chìm. Tất cả 10 ngư dân trên tàu Việt Nam đã được cứu sống.

Các cuộc biểu tình bạo động ở Việt Nam chống lại vụ giàn khoan đã gây hậu quả là cái chết của công nhân Trung Quốc và việc đốt phá các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc.


Việt Nam nói giàn khoan trị giá 1 tỉ đô-la của Trung Quốc năm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố gần như tất cả khu vực Biển Ðông và khu vực có giàn khoan là thuộc về lãnh hải của mình.

Ðồng thời Trung Quốc cũng thông báo hủy bỏ một số chuyến bay đến Việt Nam khi căng thẳng giữa hai nước tiếp tục gia tang. Trong vài tuần qua, các cuộc biểu tình bạo động ở Việt Nam chống lại vụ giàn khoan đã gây hậu quả là cái chết của các công nhân Trung Quốc và việc đốt phá các nhà máy và doanh nghiệp Trung Quốc.

Giáo sư về bang giao quốc tế của trường của Ðại học Nhân dân Thành Hiểu Hà nói cả hai nước đã vi phạm hiệp ước hàng hải song phương năm 2011. Chưa đầy một năm trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tái cam kết hiệp ước này trong các cuộc họp với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tàu Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương 981..


“Cả hai bên đều không tôn trọng ngôn từ và tinh thần đã được ký kết giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các lãnh đạo Việt Nam. Ðiều đó không những xấu cho quan hệ song phương mà còn xấu cho tình hình khu vực ở Ðông Nam Á”.

Nhiều người ở Trung Quốc xem Việt Nam là một phần của Trung Quốc về mặt lịch sử và qua phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến đã bày tỏ sự ủng hộ cho những hành động của Trung Quốc ở Biển Ðông.

Ông Thành nói những căng thẳng ngày hôm nay trên biển bắt nguồn từ một cuộc giao tranh có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

“Tranh chấp ngày hôm nay có nguyên nhân lịch sử từ những gì đã diễn ra vào năm 1974 khi một vụ xung đột lực lượng hải quân giữa Trung Quốc và miền Nam Việt Nam nổ ra và đoàn tàu quân sự của miền Nam Việt Nam đã gần như bị các lực lượng hải quân Trung Quốc tiêu diệt”.

Vụ tranh chấp đó là cuộc hải chiến Việt-Trung đầu tiên ở Biển Ðông.