Cảnh sát trong tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc tịch thu nhiều tấn chân gà đông lạnh nhập lậu từ Việt Nam, trong đó có loại đã quá đát 46 năm.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời giới chức Trung Quốc cho biết ngoài số chân gà bị thu giữ còn có lòng và gân bò, tổng cộng gần 20 tấn, đều được nhập lậu từ Việt Nam.
Nhóm người nhập lậu số thịt này định dùng hóa chất để khử mùi và biến thịt đã cũ từ 46 năm qua thành thịt tươi và có thể bán lại ra thị trường với giá khoảng 2.600 đôla một tấn.
Cảnh sát Quảng Tây nói rằng khi họ vào khám cơ sở chế biến thịt này, họ gặp một mùi hôi không thể nào chịu nổi.
Công luận Việt Nam và Trung Quốc chỉ trích chính phủ mỗi nước chưa nỗ lực đủ để đối phó với tình trạng hàng nhập lậu từ bên kia biên giới.
Trấn áp tội phạm xuyên biên giới Việt-Trung là một trong số ít các điểm mà hai nước có thể đạt đồng thuận nhân chuyến công du Trung Quốc hồi tháng trước của Chủ tịch nước Việt Nam giữa những căng thẳng gia tăng về tranh chấp Biển Đông.
Truyền thông Việt Nam nói tình trạng hàng lậu là từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam, với các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và thực phẩm kém chất lượng ồ ạt xâm lấn thị trường và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, vượt ngoài tầm kiểm soát của giới hữu trách Việt Nam.
Người dân Việt Nam đang tỏ ra thận trọng với các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc và hiện đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay hàng Made in China.
Nguồn: South China Morning Post, Daily Mail
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời giới chức Trung Quốc cho biết ngoài số chân gà bị thu giữ còn có lòng và gân bò, tổng cộng gần 20 tấn, đều được nhập lậu từ Việt Nam.
Nhóm người nhập lậu số thịt này định dùng hóa chất để khử mùi và biến thịt đã cũ từ 46 năm qua thành thịt tươi và có thể bán lại ra thị trường với giá khoảng 2.600 đôla một tấn.
Cảnh sát Quảng Tây nói rằng khi họ vào khám cơ sở chế biến thịt này, họ gặp một mùi hôi không thể nào chịu nổi.
Công luận Việt Nam và Trung Quốc chỉ trích chính phủ mỗi nước chưa nỗ lực đủ để đối phó với tình trạng hàng nhập lậu từ bên kia biên giới.
Trấn áp tội phạm xuyên biên giới Việt-Trung là một trong số ít các điểm mà hai nước có thể đạt đồng thuận nhân chuyến công du Trung Quốc hồi tháng trước của Chủ tịch nước Việt Nam giữa những căng thẳng gia tăng về tranh chấp Biển Đông.
Truyền thông Việt Nam nói tình trạng hàng lậu là từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam, với các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và thực phẩm kém chất lượng ồ ạt xâm lấn thị trường và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, vượt ngoài tầm kiểm soát của giới hữu trách Việt Nam.
Người dân Việt Nam đang tỏ ra thận trọng với các mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc và hiện đã có nhiều lời kêu gọi tẩy chay hàng Made in China.
Nguồn: South China Morning Post, Daily Mail