HONG KONG —
Việc Trung Quốc nhận chủ quyền lãnh hải trên biển Đông và biển Hoa Đông đã gây ra căng thẳng với các nước láng giềng của họ, nhất là Philippines và Nhật Bản.
Trong tuần này Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách vùng Đông Á, Daniel Russel, đã nói trong một buổi điều trần tại Hạ viện ở Washington rằng Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong việc tìm cách nắm quyền kiểm soát các đại dương trong vùng.
Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân Hồng Lỗi của bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các nhận định của ông Russel là vô căn cứ.
Ông Hồng nói thật hết sức vô trách nhiệm khi giới chức hữu quan của Hoa Kỳ này đưa ra lời tố cáo vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc dựa trên những tin đồn mà không kiểm tra các sự kiện.
Ông Russel cũng nói các khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Biển Đông không theo đúng luật pháp quốc tế. Ông nói mặc dầu Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh phải làm sáng tỏ những lời tuyên bố của họ.
Ông Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore nói các tuyên bố của ông Russel mang tính chất khiêu khích một cách không cần thiết.
Ông Bateman lập luận: “Cách duy nhất có thể diễn dịch những lời tuyên bố này là Hoa Kỳ đang đưa ra một lập trường về các khẳng định chủ quyền. Khẳng định của Trung Quốc không hay lắm và vì thế những khẳng định của các nước khác là hay hơn.”
Trung Quốc nhận chủ quyền các hòn đảo và vùng nước trong biển Đông được phân định bằng cái gọi là ‘đường lưỡi bò’ hay ‘đường đứt khúc chín đoạn,” một sự phân định mà Bắc Kinh đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009. Khu vực này rất phong phú về dầu và khí đốt thiên nhiên và bao gồm các phần đất mà cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia đều nhận chủ quyền.
Ông Russel nói Trung Quốc không theo đúng luật pháp quốc tế bởi vì những tuyên bố chủ quyền không được xác định dựa vào địa hình, như đường ven biển hay các hòn đảo của một quốc gia.
Ông Bateman nói nhận định của ông Russel chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết về ‘đường đứt khúc chín đoạn’ là gì.
Ông Bateman giải thích: “Nói rằng chúng ta nhận chủ quyền các hòn đảo và địa hình là một hình thức rút gọn địa lý lỏng lẻo, nó không thực sự là nêu nghi vấn với các nước khác đã thiết lập những đặc khu kinh tế bên trong ‘đường lưỡi bò’ hay thực sự có những ranh giới trên biển với lân quốc của mình.”
Những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đề cập tới các tuyến đường đánh cá trong lịch sử mà Bắc Kinh nói là đã có từ thế kỷ thứ 15. Ông Bateman nói lập luận này có một giá trị pháp lý nào đó.
Ông nói: “Những quyền đánh cá có vẻ mang tính truyền thống ấy thực ra có một cơ sở nào đó về mặt luật pháp quốc tế, mặc dầu Trung Quốc không thể thực sự khẳng định chúng mà không thảo luận phần nào với các nước có liên quan.”
Căng thẳng đã bùng lên ở vùng biển Hoa Ðông và biển Đông sau khi những vụ tranh chấp lãnh thổ dẫn đến những vụ xung đột giữa các tàu đánh cá và tàu thám hiểm.
Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền bằng cách thiết lập những hạn chế mới về tuyến đường đánh cá ở biển Đông cũng như công bố một vùng nhận diện phòng không trên các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Tuần này, tổng thống Philippines đã so sánh việc nhượng bộ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông với những nhượng bộ về lãnh thổ trước Ðức Quốc Xã trước Thế chiến thứ hai. Thông tấn xã nhà nước Trung Quốc gọi lời bình luận này là một sự phỉ báng.
Hôm thứ tư, ông Russel cảnh báo về một “sự sa sút trầm trọng” trong bang giao Trung - Nhật, và kêu gọi hai nước dùng đường lối ngoại giao để xử lý các vấn đề.
Chính quyền Obama đã tìm cách tập trung chính sách ngoại giao trở lại vào châu Á, và nói rằng nước Mỹ cần phải củng cố ảnh hưởng của mình trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Nhưng tại Trung Quốc, các nỗ lực của ông Obama bị coi như một sách lược kiềm chế, nhất là khi đụng chạm đến các vụ tranh chấp lãnh thổ mà Trung Quốc muốn thảo luận song phương với từng nước hơn.
Trong tuần này Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách vùng Đông Á, Daniel Russel, đã nói trong một buổi điều trần tại Hạ viện ở Washington rằng Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong việc tìm cách nắm quyền kiểm soát các đại dương trong vùng.
Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân Hồng Lỗi của bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các nhận định của ông Russel là vô căn cứ.
Ông Hồng nói thật hết sức vô trách nhiệm khi giới chức hữu quan của Hoa Kỳ này đưa ra lời tố cáo vô căn cứ nhắm vào Trung Quốc dựa trên những tin đồn mà không kiểm tra các sự kiện.
Ông Russel cũng nói các khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Biển Đông không theo đúng luật pháp quốc tế. Ông nói mặc dầu Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, Bắc Kinh phải làm sáng tỏ những lời tuyên bố của họ.
Ông Sam Bateman, một chuyên gia về an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore nói các tuyên bố của ông Russel mang tính chất khiêu khích một cách không cần thiết.
Ông Bateman lập luận: “Cách duy nhất có thể diễn dịch những lời tuyên bố này là Hoa Kỳ đang đưa ra một lập trường về các khẳng định chủ quyền. Khẳng định của Trung Quốc không hay lắm và vì thế những khẳng định của các nước khác là hay hơn.”
Trung Quốc nhận chủ quyền các hòn đảo và vùng nước trong biển Đông được phân định bằng cái gọi là ‘đường lưỡi bò’ hay ‘đường đứt khúc chín đoạn,” một sự phân định mà Bắc Kinh đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009. Khu vực này rất phong phú về dầu và khí đốt thiên nhiên và bao gồm các phần đất mà cả Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia đều nhận chủ quyền.
Ông Russel nói Trung Quốc không theo đúng luật pháp quốc tế bởi vì những tuyên bố chủ quyền không được xác định dựa vào địa hình, như đường ven biển hay các hòn đảo của một quốc gia.
Ông Bateman nói nhận định của ông Russel chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết về ‘đường đứt khúc chín đoạn’ là gì.
Ông Bateman giải thích: “Nói rằng chúng ta nhận chủ quyền các hòn đảo và địa hình là một hình thức rút gọn địa lý lỏng lẻo, nó không thực sự là nêu nghi vấn với các nước khác đã thiết lập những đặc khu kinh tế bên trong ‘đường lưỡi bò’ hay thực sự có những ranh giới trên biển với lân quốc của mình.”
Những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đề cập tới các tuyến đường đánh cá trong lịch sử mà Bắc Kinh nói là đã có từ thế kỷ thứ 15. Ông Bateman nói lập luận này có một giá trị pháp lý nào đó.
Ông nói: “Những quyền đánh cá có vẻ mang tính truyền thống ấy thực ra có một cơ sở nào đó về mặt luật pháp quốc tế, mặc dầu Trung Quốc không thể thực sự khẳng định chúng mà không thảo luận phần nào với các nước có liên quan.”
Căng thẳng đã bùng lên ở vùng biển Hoa Ðông và biển Đông sau khi những vụ tranh chấp lãnh thổ dẫn đến những vụ xung đột giữa các tàu đánh cá và tàu thám hiểm.
Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền bằng cách thiết lập những hạn chế mới về tuyến đường đánh cá ở biển Đông cũng như công bố một vùng nhận diện phòng không trên các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Tuần này, tổng thống Philippines đã so sánh việc nhượng bộ khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông với những nhượng bộ về lãnh thổ trước Ðức Quốc Xã trước Thế chiến thứ hai. Thông tấn xã nhà nước Trung Quốc gọi lời bình luận này là một sự phỉ báng.
Hôm thứ tư, ông Russel cảnh báo về một “sự sa sút trầm trọng” trong bang giao Trung - Nhật, và kêu gọi hai nước dùng đường lối ngoại giao để xử lý các vấn đề.
Chính quyền Obama đã tìm cách tập trung chính sách ngoại giao trở lại vào châu Á, và nói rằng nước Mỹ cần phải củng cố ảnh hưởng của mình trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Nhưng tại Trung Quốc, các nỗ lực của ông Obama bị coi như một sách lược kiềm chế, nhất là khi đụng chạm đến các vụ tranh chấp lãnh thổ mà Trung Quốc muốn thảo luận song phương với từng nước hơn.