Trung Quốc đã quyết định thiết lập một ủy ban an ninh quốc gia để ứng phó tốt hơn với những thách thức quốc nội và quốc ngoại. Các nhà phân tích nói rằng quyết định này cho thấy Bắc Kinh đang ra sức cải thiện cách thức ứng phó với những vụ rối loạn hồi gần đây ở trong nước, nhưng điều đó vẫn còn tùy thuộc vào thành phần của những giới chức được chọn vào ủy ban này.
Trong thông cáo phổ biến hôm thứ ba sau cuộc họp bốn ngày của các Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản, Trung Quốc cho biết họ quyết định thiết lập một ủy ban an ninh quốc gia lần đầu tiên để “hoàn thiện hệ thống và chiến lược an ninh quốc gia.”
Loan báo này không có nhiều chi tiết, nên các nhà báo đã yêu cầu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tần Cương cho biết thêm thông tin tại cuộc họp báo hôm thứ tư.
Ông Tần nói rằng ủy ban mới này sẽ ứng phó với “tất cả những thế lực đe dọa nền an ninh của Trung Quốc” và làm cho họ “lo sợ.” Ông nói rằng các thế lực đó bao gồm “những phần tử khủng bố”, “những kẻ muốn chia cắt đất nước” và “những phần tử cực đoan.”
Ông Ken Dewoskin, Giám đốc Phòng nghiên cứu Trung Quốc của công ty quản lý rủi ro Deloitte, cho đài VOA biết rằng loan báo đó cho thấy Bắc Kinh “hoàn toàn tập trung” vào việc cải thiện cách thức ứng phó với vụ rối loạn mới đây ở trong nước.
"Vụ rối loạn này có liên hệ tới những vùng ở miền cực tây của Trung Quốc, nơi có rất nhiều những sự khích động, bất an, và rối ren. Tôi nghĩ rằng chính phủ đã chính thức thừa nhận vụ việc xảy ra vài tuần trước ở Thiên an môn là một vụ tấn công khủng bố chứ không phải là một tai nạn vì họ đã tìm thấy trong chiếc xe đó những vật liệu chứng tỏ là nhóm chủ mưu vụ này có những ý đồ chính trị."
Trong vụ xảy ra hôm 28 tháng 10, 3 người Uighur ở Tân Cương đã đâm xe hơi vào đám đông tại cổng vào Tử Cấm Thành rồi nổi lửa đốt xe. 3 người trên xe thiệt mạng cùng với hai du khách. Trung Quốc nói rằng đây là một vụ tấn công khủng bố.
Những vụ rối loạn khác ở trong nước còn bao gồm những gây rối qui mô lớn của những sắc dân thiểu số ở Tân Cương năm 2009 và ở Tây Tạng năm 2008.
Thông cáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng để ngỏ khả năng là ủy ban an ninh quốc gia sẽ tìm cách cải thiện cách ứng phó với những vấn đề an ninh quốc ngoại như những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Trong bài tường thuật hôm thứ tư, tờ Nhân dân Nhật báo trích lời nhà phân tích Lý Vĩ nói rằng một vai trò của ủy ban này là “bảo vệ biên giới của Trung Quốc.” Ông Lý Vĩ là Giám đốc Trung tâm chống khủng bố của Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã có những hành động bị một số người cho là hung hãn để thách thức yêu sách chủ quyền của các lân bang đối với các quần đảo ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.
Nhật Bản dự định thiết lập Hội đồng an ninh quốc gia vào cuối năm nay để ứng phó với những vấn đề như vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố có chủ quyền đối với một nhóm đảo không người ở.
Tại cuộc họp báo hôm thứ tư ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một ký giả người Nhật đã hỏi phát ngôn viên Tần Cương phải chăng Trung Quốc muốn lập ra một ủy ban an ninh quốc gia vì đó là điều mà Nhật Bản sắp làm.
Trong phần phúc đáp có tính chất gay gắt, ông Tần Cương tố cáo nhà báo Nhật ngụ ý là Trung Quốc xem Nhật Bản như một mối đe dọa ngang tầm với những phần tử khủng bố ở Trung Quốc. Ông Tần nói rằng câu hỏi của nhà báo đó là “một cái bẫy.”
Truyền thông ở Hồng Kông trích lời các nhà phân tích nói rằng ủy ban an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng sẽ ứng phó với mối đe dọa bên ngoài như những vụ tấn công mạng.
Những người tham gia ủy ban mới này chưa được tiết lộ.
Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc nói rằng nếu hầu hết các thành viên là người xuất thân từ các cơ quan an ninh quốc nội thì ủy ban đó sẽ tập trung các hoạt động vào vấn đề chống khủng bố quốc nội, và trong trường hợp đa số thành viên là các giới chức ngoại giao và quân sự thì ủy ban có phần chắc sẽ chú trọng tới các vấn đề an ninh quốc ngoại.
Nhà phân tích Trình Lập của Viện Brookings ở Washington cho biết một lý do khác của việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia là các cơ quan khác nhau trong chính phủ cần phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng hơn.
"Chắc chắn là quí vị có thểõ có một số quan điểm khác nhau, những sự diễn dịch khác nhau. Cho nên việc thiết lập một định chế như vậy sẽ mang lại một cái nhìn rõ ràng hơn hay một sự giải thích có tính chất đồng nhất hơn. Trong thời gian qua chúng ta thấy có một số tướng lãnh cấp cao đưa ra những bình luận về chính sách đối ngoại, nhưng những phát biểu đó có thể hoặc không thể phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo. Tôi nghĩ rằng cần có một định chế duy nhất có thể trình bày quan điểm một cách có thẩm quyền hơn."
Tiến sĩ Trình Lập nêu lên một sự việc mới đây để làm thí dụ. Ông cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng trước đã nói với một giới chức của Đài Loan là Trung Quốc muốn giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền với Đài Loan thay vì cứ trì hoãn từ đời này sang đời khác. Ông Trình Lập nói rằng bộ ngoại giao và các định chế khác của Trung Quốc đã bị sửng sốt trước phát biểu đó của ông Tập Cận Bình.
Một thí dụ khác của sự thiếu phối hợp trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc là vụ Trung Quốc cho bay thử máy bay tàng hình năm 2011, chỉ vài giờ trước khi Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào tiếp kiến Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates. Khi đó, truyền thông Mỹ trích lời các giới chức Hoa Kỳ nói rằng ông Hồ Cẩm Đào dường như không biết gì về vụ thử nghiệm có tính chất nhạy cảm về quân sự đó. Các nhà quan sát cho rằng vụ đó nêu lên nghi vấn về sự kiểm soát của giới lãnh đạo dân sự của Trung Quốc đối với quân đội nước họ.
Nhà phân tích Trình Lập nói rằng ông Tập Cận Bình có nhiều quyền lực hơn so với ông Hồ Cẩm Đào nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của phe đa số trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Trình Lập cho biết việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia chính là một diễn tiến khác nữa để ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình.
Trong thông cáo phổ biến hôm thứ ba sau cuộc họp bốn ngày của các Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản, Trung Quốc cho biết họ quyết định thiết lập một ủy ban an ninh quốc gia lần đầu tiên để “hoàn thiện hệ thống và chiến lược an ninh quốc gia.”
Loan báo này không có nhiều chi tiết, nên các nhà báo đã yêu cầu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tần Cương cho biết thêm thông tin tại cuộc họp báo hôm thứ tư.
Ông Tần nói rằng ủy ban mới này sẽ ứng phó với “tất cả những thế lực đe dọa nền an ninh của Trung Quốc” và làm cho họ “lo sợ.” Ông nói rằng các thế lực đó bao gồm “những phần tử khủng bố”, “những kẻ muốn chia cắt đất nước” và “những phần tử cực đoan.”
Ông Ken Dewoskin, Giám đốc Phòng nghiên cứu Trung Quốc của công ty quản lý rủi ro Deloitte, cho đài VOA biết rằng loan báo đó cho thấy Bắc Kinh “hoàn toàn tập trung” vào việc cải thiện cách thức ứng phó với vụ rối loạn mới đây ở trong nước.
"Vụ rối loạn này có liên hệ tới những vùng ở miền cực tây của Trung Quốc, nơi có rất nhiều những sự khích động, bất an, và rối ren. Tôi nghĩ rằng chính phủ đã chính thức thừa nhận vụ việc xảy ra vài tuần trước ở Thiên an môn là một vụ tấn công khủng bố chứ không phải là một tai nạn vì họ đã tìm thấy trong chiếc xe đó những vật liệu chứng tỏ là nhóm chủ mưu vụ này có những ý đồ chính trị."
Trong vụ xảy ra hôm 28 tháng 10, 3 người Uighur ở Tân Cương đã đâm xe hơi vào đám đông tại cổng vào Tử Cấm Thành rồi nổi lửa đốt xe. 3 người trên xe thiệt mạng cùng với hai du khách. Trung Quốc nói rằng đây là một vụ tấn công khủng bố.
Những vụ rối loạn khác ở trong nước còn bao gồm những gây rối qui mô lớn của những sắc dân thiểu số ở Tân Cương năm 2009 và ở Tây Tạng năm 2008.
Thông cáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng để ngỏ khả năng là ủy ban an ninh quốc gia sẽ tìm cách cải thiện cách ứng phó với những vấn đề an ninh quốc ngoại như những vụ tranh chấp lãnh thổ.
Trong bài tường thuật hôm thứ tư, tờ Nhân dân Nhật báo trích lời nhà phân tích Lý Vĩ nói rằng một vai trò của ủy ban này là “bảo vệ biên giới của Trung Quốc.” Ông Lý Vĩ là Giám đốc Trung tâm chống khủng bố của Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đã có những hành động bị một số người cho là hung hãn để thách thức yêu sách chủ quyền của các lân bang đối với các quần đảo ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.
Nhật Bản dự định thiết lập Hội đồng an ninh quốc gia vào cuối năm nay để ứng phó với những vấn đề như vụ tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố có chủ quyền đối với một nhóm đảo không người ở.
Tại cuộc họp báo hôm thứ tư ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một ký giả người Nhật đã hỏi phát ngôn viên Tần Cương phải chăng Trung Quốc muốn lập ra một ủy ban an ninh quốc gia vì đó là điều mà Nhật Bản sắp làm.
Trong phần phúc đáp có tính chất gay gắt, ông Tần Cương tố cáo nhà báo Nhật ngụ ý là Trung Quốc xem Nhật Bản như một mối đe dọa ngang tầm với những phần tử khủng bố ở Trung Quốc. Ông Tần nói rằng câu hỏi của nhà báo đó là “một cái bẫy.”
Truyền thông ở Hồng Kông trích lời các nhà phân tích nói rằng ủy ban an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng sẽ ứng phó với mối đe dọa bên ngoài như những vụ tấn công mạng.
Những người tham gia ủy ban mới này chưa được tiết lộ.
Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc nói rằng nếu hầu hết các thành viên là người xuất thân từ các cơ quan an ninh quốc nội thì ủy ban đó sẽ tập trung các hoạt động vào vấn đề chống khủng bố quốc nội, và trong trường hợp đa số thành viên là các giới chức ngoại giao và quân sự thì ủy ban có phần chắc sẽ chú trọng tới các vấn đề an ninh quốc ngoại.
Nhà phân tích Trình Lập của Viện Brookings ở Washington cho biết một lý do khác của việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia là các cơ quan khác nhau trong chính phủ cần phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng hơn.
"Chắc chắn là quí vị có thểõ có một số quan điểm khác nhau, những sự diễn dịch khác nhau. Cho nên việc thiết lập một định chế như vậy sẽ mang lại một cái nhìn rõ ràng hơn hay một sự giải thích có tính chất đồng nhất hơn. Trong thời gian qua chúng ta thấy có một số tướng lãnh cấp cao đưa ra những bình luận về chính sách đối ngoại, nhưng những phát biểu đó có thể hoặc không thể phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo. Tôi nghĩ rằng cần có một định chế duy nhất có thể trình bày quan điểm một cách có thẩm quyền hơn."
Tiến sĩ Trình Lập nêu lên một sự việc mới đây để làm thí dụ. Ông cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng trước đã nói với một giới chức của Đài Loan là Trung Quốc muốn giải quyết vụ tranh chấp chủ quyền với Đài Loan thay vì cứ trì hoãn từ đời này sang đời khác. Ông Trình Lập nói rằng bộ ngoại giao và các định chế khác của Trung Quốc đã bị sửng sốt trước phát biểu đó của ông Tập Cận Bình.
Một thí dụ khác của sự thiếu phối hợp trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc là vụ Trung Quốc cho bay thử máy bay tàng hình năm 2011, chỉ vài giờ trước khi Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào tiếp kiến Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates. Khi đó, truyền thông Mỹ trích lời các giới chức Hoa Kỳ nói rằng ông Hồ Cẩm Đào dường như không biết gì về vụ thử nghiệm có tính chất nhạy cảm về quân sự đó. Các nhà quan sát cho rằng vụ đó nêu lên nghi vấn về sự kiểm soát của giới lãnh đạo dân sự của Trung Quốc đối với quân đội nước họ.
Nhà phân tích Trình Lập nói rằng ông Tập Cận Bình có nhiều quyền lực hơn so với ông Hồ Cẩm Đào nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của phe đa số trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Ông Trình Lập cho biết việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia chính là một diễn tiến khác nữa để ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực của mình.