Trung Quốc kiểm soát nguồn cung đất hiếm trên thế giới. Đất hiếm là một nhóm các khoáng chất hết sức quan trọng để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại di động và máy truyền hình tới các hệ thống phòng thủ phi đạn. Bằng cách áp đặt chặt chẽ quota xuất khẩu và tăng cao giá đất hiếm, Trung Quốc rõ ràng có ý định khiêu khích để các đối tác thương mại quốc tế phải có hành động.
Việc khai thác và chế biến nhóm 17 khoáng chất đất hiếm là một tiến trình tốn kém và gây ô nhiễm, mà Trung Quốc đã nêu lên như lý do để họ cắt giảm quota xuất khẩu chỉ riêng trong năm ngoái khoảng 27 phần trăm, xuống tới 10.500 tấn.
Lên tiếng hôm thứ Tư, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc Tô Ba đã bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, nói rằng bảo vệ môi trường chỉ là một thủ đoạn mà Bắc Kinh đã đưa ra để biện minh cho việc giảm bớt nguồn cung cho thế giới:
“Trung Quốc chỉ có 23 phần trăm tổng số nguồn dự trữ đất hiếm trên thế giới, nhưng cung cấp 90 phần trăm chất liệu này cho thế giới, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới những vấn đề khó khăn cho môi trường và hệ sinh thái, gây trở ngại nghiêm trọng cho việc phát triển lâu dài của ngành này. Môi trường của Trung Quốc đã bị tổn hại vì việc khai thác đất hiếm quá mức.”
Khoảng 30 phần trăm các mỏ đất hiếm của thế giới nằm tại Trung Quốc, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau Bắc Kinh giờ đây kiểm soát 90 phần trăm sản lượng đất hiếm trên thế giới.
Mặc dầu ông Tô nói không có mánh lới nào, giá đất hiếm trên thế giới đã tăng vọt khi Trung Quốc bóp nghẹt nguồn tiếp liệu.Thí dụ loại Terbium oxide bán với giá 2.000 đô la một ki-lô ở New York, nhưng có giá 600 đô la ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích nói rằng, khi áp đặt quota đối với hàng cung cấp ra nước ngoài, Trung Quốc hy vọng khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao sử dụng nhiều đất hiếm cho chính họ. Mục đích của Bắc Kinh là kích thích tăng trưởng và họ thoát ra khỏi các ngành sản xuất, kỹ thuật thấp, và lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Matthew Fusarelli, người đứng đầu cuộc khảo cứu tại AME, thì hành động đó có thể bị tác dụng ngược trong trường kỳ, khi các quốc gia công nghiệp tìm cách phát triển các công nghệ thay thế:
“Các mặt hàng điện tử và các sản phẩm sử dụng đất hiếm dành cho người tiêu dùng có tuổi thọ khá ngắn. Rổi đây chúng ta sẽ thấy thêm nhiều sản phẩm thay thế, thế hệ kế tiếp những mặt hàng này sẽ được thiết kế để sử dụng đất hiếm ít hơn nhiều, nếu không nói là không sử dụng tí đất hiếm nào cả.”
Hiện nay Hoa Kỳ, Canada và Australia đang cố chấm dứt tình trạng lệ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc bằng cách mở lại các mỏ đất hiếm cũ, trước đây không đem lại nhiều lợi nhuận.
Khi nạp khiếu nại chính thức cho Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO về hành vi thiếu tính cạnh tranh của chính phủ Bắc Kinh, các phe khiếu nại, trong đó có Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, đã bắt đầu thương thuyết với Trung Quốc vào tháng Tư.
Trong một dấu hiệu cho thấy tính chất quan trọng của nguồn cung cấp đất hiếm đối với công nghệ của Nhật Bản, chính phủ Tokyo cũng đã thêm tên của họ vào kiến nghị vừa kể, lần đầu tiên Nhật Bản tham gia một vụ tranh chấp thương mại với Trung Quốc qua WTO. Theo trông đợi, WTO sẽ phân xử về vấn đề này nếu thương thảo để dàn xếp vụ tranh chấp không đạt được thoả thuận trước cuối tháng này. http://www.youtube.com/embed/wdJ70HBzjGg
Việc khai thác và chế biến nhóm 17 khoáng chất đất hiếm là một tiến trình tốn kém và gây ô nhiễm, mà Trung Quốc đã nêu lên như lý do để họ cắt giảm quota xuất khẩu chỉ riêng trong năm ngoái khoảng 27 phần trăm, xuống tới 10.500 tấn.
Lên tiếng hôm thứ Tư, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc Tô Ba đã bác bỏ những cáo buộc của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, nói rằng bảo vệ môi trường chỉ là một thủ đoạn mà Bắc Kinh đã đưa ra để biện minh cho việc giảm bớt nguồn cung cho thế giới:
“Trung Quốc chỉ có 23 phần trăm tổng số nguồn dự trữ đất hiếm trên thế giới, nhưng cung cấp 90 phần trăm chất liệu này cho thế giới, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới những vấn đề khó khăn cho môi trường và hệ sinh thái, gây trở ngại nghiêm trọng cho việc phát triển lâu dài của ngành này. Môi trường của Trung Quốc đã bị tổn hại vì việc khai thác đất hiếm quá mức.”
Khoảng 30 phần trăm các mỏ đất hiếm của thế giới nằm tại Trung Quốc, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau Bắc Kinh giờ đây kiểm soát 90 phần trăm sản lượng đất hiếm trên thế giới.
Mặc dầu ông Tô nói không có mánh lới nào, giá đất hiếm trên thế giới đã tăng vọt khi Trung Quốc bóp nghẹt nguồn tiếp liệu.Thí dụ loại Terbium oxide bán với giá 2.000 đô la một ki-lô ở New York, nhưng có giá 600 đô la ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích nói rằng, khi áp đặt quota đối với hàng cung cấp ra nước ngoài, Trung Quốc hy vọng khuyến khích phát triển các ngành công nghệ cao sử dụng nhiều đất hiếm cho chính họ. Mục đích của Bắc Kinh là kích thích tăng trưởng và họ thoát ra khỏi các ngành sản xuất, kỹ thuật thấp, và lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Matthew Fusarelli, người đứng đầu cuộc khảo cứu tại AME, thì hành động đó có thể bị tác dụng ngược trong trường kỳ, khi các quốc gia công nghiệp tìm cách phát triển các công nghệ thay thế:
“Các mặt hàng điện tử và các sản phẩm sử dụng đất hiếm dành cho người tiêu dùng có tuổi thọ khá ngắn. Rổi đây chúng ta sẽ thấy thêm nhiều sản phẩm thay thế, thế hệ kế tiếp những mặt hàng này sẽ được thiết kế để sử dụng đất hiếm ít hơn nhiều, nếu không nói là không sử dụng tí đất hiếm nào cả.”
Hiện nay Hoa Kỳ, Canada và Australia đang cố chấm dứt tình trạng lệ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc bằng cách mở lại các mỏ đất hiếm cũ, trước đây không đem lại nhiều lợi nhuận.
Khi nạp khiếu nại chính thức cho Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO về hành vi thiếu tính cạnh tranh của chính phủ Bắc Kinh, các phe khiếu nại, trong đó có Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, đã bắt đầu thương thuyết với Trung Quốc vào tháng Tư.
Trong một dấu hiệu cho thấy tính chất quan trọng của nguồn cung cấp đất hiếm đối với công nghệ của Nhật Bản, chính phủ Tokyo cũng đã thêm tên của họ vào kiến nghị vừa kể, lần đầu tiên Nhật Bản tham gia một vụ tranh chấp thương mại với Trung Quốc qua WTO. Theo trông đợi, WTO sẽ phân xử về vấn đề này nếu thương thảo để dàn xếp vụ tranh chấp không đạt được thoả thuận trước cuối tháng này. http://www.youtube.com/embed/wdJ70HBzjGg