Trung Quốc cho biết, họ đã gửi hai chiến đấu cơ phản lực để theo dõi phi cơ Hoa Kỳ, Nhật Bản đã bay vào vùng phòng vệ mới được tuyên bố trên biển Hoa Đông.
Hôm thứ Sáu, Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc trích thuật lời phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trầm Kim Khoa nói rằng hai chiến đấu cơ phản lực vừa kể đã xác định hai phi cơ Hoa Kỳ và 10 phi cơ Nhật Bản trong các chuyến bay của họ trên vùng hải đảo đang trong vòng tranh chấp, do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Tin vừa kể không nhắc tới liên lạc thông tin hay giao dịch nào giữa các máy bay của Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản. Chính phủ Washington và Tokyo chưa đưa ra bình luận nào về tin vừa kể.
Hôm thứ Năm, Bắc Kinh nói rằng họ đã gởi các phi cơ chiến đấu tới vùng này trong một phi vụ theo dõi, nhưng hôm thứ Sáu đánh dấu lần đầu tiên các giới chức đã báo cáo về việc theo dõi một số phi cơ nước ngoài.
Mặc dù có những căng thẳng, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Clad nói với đài VOA rằng khả năng xung đột trực tiếp không phải là một e ngại lớn. Ông nói:
“Nếu phải đoán thì thật là không may, tôi đoán là sẽ có thêm nhiều trường hợp về loại này và việc đó sẽ trở thành chuyện thường lệ. Rằng mỗi nước sẽ nói là sẽ thực hiện những nỗ lực tốt nhất để khẳng định chủ quyền, hay khẳng định việc duy trì lập trường ngoại giao của họ liên quan tới vấn đề đòi chủ quyền lãnh thổ. Và điều này sẽ chỉ trở thành chuyện tường lệ.”
Hồi tuần trước Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng tất cả các phi cơ trong vùng này phải xác định lý lịch của họ và tuân hành các chỉ thị của Trung Quốc.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Nam Triều Tiên đã khước từ việc công nhận vùng không phận mà Trung Quốc tuyên bố. Tất cả ba quốc gia này đều thách thức khu vực vừa kể bằng cách gửi các máy bay quân sự vào vùng này. Hoa Kỳ có nghĩa vụ đối với hiệp định bảo vệ Nhật Bản và Nam Triều Tiên, đã tìm cách nhấn mạnh tới lập trường của họ bẳng cách gửi hai oanh tạc cơ B-52 bay trên các hải đảo vừa kể trong tuần này.
Phản ứng của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong vụ tranh chấp quốc tế về hai hải đảo không có người ở gọi là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Hoa.
Các giới chức Trung Quốc phản ứng một cách bình tĩnh đối với các chuyến bay của Hoa Kỳ bằng cách thừa nhận chúng và nói rằng quân đội Trung Quốc đã theo dõi chúng nhưng không có hành động nào. Nhưng các phản ứng có chừng mực đó đã gây ra chỉ trích trên những trang micro-blog của Trung Quốc và một số kênh truyền thông nhà nước.
Vụ tranh chấp dai dẳng với Nhật Bản này là một trong nhiều vụ tranh chấp vùng biển gây nhiều tranh cãi giữa Trung Quốc với các quốc gia Châu Á, trong đó có Philippines, Việt Nam, Brunei, và Malaysia.
Bắc Kinh đã nói rằng họ muốn thương thuyết về các vụ tranh chấp này, nhưng cho tới nay, Trung Quốc vẫn bác bỏ những kêu gọi mở các cuộc thương thuyết đa phương. Trung Quốc vẫn tìm cách mở các hội nghị riêng rẽ với từng quốc gia một.
Hôm thứ Sáu, Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc trích thuật lời phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trầm Kim Khoa nói rằng hai chiến đấu cơ phản lực vừa kể đã xác định hai phi cơ Hoa Kỳ và 10 phi cơ Nhật Bản trong các chuyến bay của họ trên vùng hải đảo đang trong vòng tranh chấp, do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Tin vừa kể không nhắc tới liên lạc thông tin hay giao dịch nào giữa các máy bay của Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản. Chính phủ Washington và Tokyo chưa đưa ra bình luận nào về tin vừa kể.
Hôm thứ Năm, Bắc Kinh nói rằng họ đã gởi các phi cơ chiến đấu tới vùng này trong một phi vụ theo dõi, nhưng hôm thứ Sáu đánh dấu lần đầu tiên các giới chức đã báo cáo về việc theo dõi một số phi cơ nước ngoài.
Mặc dù có những căng thẳng, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Clad nói với đài VOA rằng khả năng xung đột trực tiếp không phải là một e ngại lớn. Ông nói:
“Nếu phải đoán thì thật là không may, tôi đoán là sẽ có thêm nhiều trường hợp về loại này và việc đó sẽ trở thành chuyện thường lệ. Rằng mỗi nước sẽ nói là sẽ thực hiện những nỗ lực tốt nhất để khẳng định chủ quyền, hay khẳng định việc duy trì lập trường ngoại giao của họ liên quan tới vấn đề đòi chủ quyền lãnh thổ. Và điều này sẽ chỉ trở thành chuyện tường lệ.”
Hồi tuần trước Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng tất cả các phi cơ trong vùng này phải xác định lý lịch của họ và tuân hành các chỉ thị của Trung Quốc.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Nam Triều Tiên đã khước từ việc công nhận vùng không phận mà Trung Quốc tuyên bố. Tất cả ba quốc gia này đều thách thức khu vực vừa kể bằng cách gửi các máy bay quân sự vào vùng này. Hoa Kỳ có nghĩa vụ đối với hiệp định bảo vệ Nhật Bản và Nam Triều Tiên, đã tìm cách nhấn mạnh tới lập trường của họ bẳng cách gửi hai oanh tạc cơ B-52 bay trên các hải đảo vừa kể trong tuần này.
Phản ứng của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong vụ tranh chấp quốc tế về hai hải đảo không có người ở gọi là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Hoa.
Các giới chức Trung Quốc phản ứng một cách bình tĩnh đối với các chuyến bay của Hoa Kỳ bằng cách thừa nhận chúng và nói rằng quân đội Trung Quốc đã theo dõi chúng nhưng không có hành động nào. Nhưng các phản ứng có chừng mực đó đã gây ra chỉ trích trên những trang micro-blog của Trung Quốc và một số kênh truyền thông nhà nước.
Vụ tranh chấp dai dẳng với Nhật Bản này là một trong nhiều vụ tranh chấp vùng biển gây nhiều tranh cãi giữa Trung Quốc với các quốc gia Châu Á, trong đó có Philippines, Việt Nam, Brunei, và Malaysia.
Bắc Kinh đã nói rằng họ muốn thương thuyết về các vụ tranh chấp này, nhưng cho tới nay, Trung Quốc vẫn bác bỏ những kêu gọi mở các cuộc thương thuyết đa phương. Trung Quốc vẫn tìm cách mở các hội nghị riêng rẽ với từng quốc gia một.
Your browser doesn’t support HTML5