Phía Trung Quốc vẫn chưa trả lời chính phủ Việt Nam về vụ công nhân Việt bị chủ Trung Quốc “đánh đập tới thâm tím mặt mày và bị bỏ đói nhiều ngày” ở Algeria.
Sự vụ xảy ra từ giữa tháng Chín nhưng mới gây chú ý của công luận sau khi các công nhân xây dựng làm việc cho nhà thầu Trung Quốc ở đất nước Bắc Phi trên lên tiếng kêu cứu.
Các bức ảnh chụp hai nạn nhân bị đánh nặng nhất cho thấy vùng mắt sưng húp cũng như tay, chân bị thâm tím.
Ngoài ra, còn có ảnh chụp các công nhân phải “húp cháo cầm hơi vì bị bỏ đói” trong những ngày xảy ra bất đồng về hợp đồng lao động.
Ông Đào Ngọc Cường, một trong các công nhân tố cáo bị công ty Trung Quốc hành hung, cho VOA Việt Ngữ biết rằng công nhân Việt Nam đã bị chủ Trung Quốc “đàn áp”. Ông kể:
“Chủ nó đánh. Trực tiếp phó giám đốc công trường nó đánh. Vụ việc này trực tiếp do chủ, toàn bọn cán bộ văn phòng chúng nó đánh thôi chứ làm gì có xô xát gì với công nhân đâu. Công nhân thì chỉ có hôm 16 (tháng Chín) thì trực tiếp giám đốc tổ chức cho công nhân của Trung Quốc vây đánh công nhân Việt Nam, đập phá phòng ở của công nhân Việt Nam và bọn em sợ chỉ biết chạy trong phòng để cố thủ. Bọn em làm gì có dám xô xát với công nhân của họ đâu. Thằng phó giám đốc công trường lôi em xuống văn phòng nó và lấy gậy nó vụt. Còn anh Hoàng Anh thì tối hôm 16 nó lôi lên tổng đánh cho một trận. Toàn cán bộ văn phòng nó đánh cho nhừ tử. Bọn em người thì bị gẫy xương cánh tay. Em thì bị nhẹ hơn, bị tách xương vì bị nó vụt gậy vào Bây giờ bọn em làm sao còn tinh thần nữa mà đi làm. Bây giờ chỉ còn chờ đợi công ty SIMCO đang đàm phán với chủ để giải quyết cho lao động về Việt Nam thôi. Không thể làm việc ở đây được vì chủ ở đây quá độc ác, tàn bạo quá.”
Chủ nó đánh. Trực tiếp phó giám đốc công trường nó đánh. Vụ việc này trực tiếp do chủ, toàn bọn cán bộ văn phòng chúng nó đánh thôi chứ làm gì có xô xát gì với công nhân đâu. Công nhân thì chỉ có hôm 16 (tháng 9) thì trực tiếp giám đốc tổ chức cho công nhân của Trung Quốc vây đánh công nhân Việt Nam, đập phá phòng ở của công nhân Việt Nam và bọn em sợ chỉ biết chạy trong phòng để cố thủ. Bọn em làm gì có dám xô xát với công nhân của họ đâuÔng Đào Ngọc Cường, một công nhân bị đánh, kể.
Ông Cường cũng cho biết rằng sức khỏe của ông hiện đã hồi phục, nhưng ông Đậu Hoàng Anh, đại diện công ty SIMCO Sông Đà tại Algeria, hiện vẫn còn phải nằm viện để điều trị chấn thương.
Ông Cường nói thêm rằng đại diện của công ty SIMCO đã “đưa tiền cho lao động để phòng khi chủ nó không cho ăn”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với công ty của Trung Quốc để hỏi về các cáo buộc của công nhân Việt Nam, trong khi Đại sứ quán Trung Quốc ở Algeria không hồi đáp nghề nghị phỏng vấn của VOA tiếng Việt.
Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Algeria đề nghị can thiệp và yêu cầu Công ty TNHH Đông Nhất Giang Tô (Trung Quốc) “chấm dứt ngay hành động bạo lực đối với lao động Việt Nam”.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã “yêu cầu các chủ sử dụng lao động tôn trọng và làm đúng theo những ký kết với các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam cũng như đối xử bình đẳng, nhân đạo, bảo đảm đầy đủ các điều kiện sinh sống, làm việc đối với các lao động Việt Nam”.
Về công hàm này, ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư thứ nhất phụ trách công tác lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam ở Algeria, cho VOA Việt Ngữ biết phía Trung Quốc “chưa trả lời”. Ông cho hay:
“Lãnh đạo của công ty, doanh nghiệp mà có lao động đã sang tới đây rồi, và cũng đã làm việc với họ (công ty Trung Quốc) rất là gay gắt. Bản thân tôi cũng đã xuống đấy và rất là gay gắt với lãnh đạo công ty của họ. Họ cũng đang báo cáo lên cấp cao nhất của họ. Mình cũng đã làm công hàm gửi cho đại sứ quán Trung Quốc tại đây. Đại sứ quán Trung Quốc cũng triệu tập công ty đó lên. Anh lãnh đạo của mình là anh Hải sang đây, đưa các anh em đi khám kiểu như có bằng chứng để cho phía Trung Quốc phải đền bù. Thứ hai nữa là họ cũng đang làm các thủ tục cần thiết. Đất nước người ta chưa ổn định nên lúc xuất nhập cảnh, đâm ra phía chính quyền sở tại ở đây lúc xuất nhập cảnh, người ta cũng có đòi hỏi là anh vào đây trong thời gian đấy thì anh làm gì, ở đâu và phải có xác nhận của cảnh sát địa phương thì họ mới cho xuất cảnh ra. Thì có đang lằng nhằng chỗ đấy một tí. Việc hai anh này về thì không có vấn đề gì đâu.”
Lãnh đạo của công ty, doanh nghiệp mà có lao động đã sang tới đây rồi, và cũng đã làm việc với họ (công ty Trung Quốc) rất là gay gắt. Bản thân tôi cũng đã xuống đấy và rất là gay gắt với lãnh đạo công ty của họ. Họ cũng đang báo cáo lên cấp cao nhất của họ. Mình cũng đã làm công hàm gửi cho đại sứ quán Trung Quốc tại đây.Ông Nguyễn Văn Dũng, Bí thư thứ nhất phụ trách công tác lãnh sự của Đại sứ quán VN ở Algeria, cho biết.
Ông Dũng cho biết phía Đại sứ quán Việt Nam không nắm rõ con số chính xác công nhân Việt Nam làm việc ở Algeria vì các doanh nghiệp sang đây cũng như các doanh nghiệp sử dụng “không thông báo cho sứ quán”.
Nhưng ông cho biết con số mà ông có thể thông báo được là khoảng hơn hai nghìn người. “Còn con số mà tôi có tên, mà người ta đăng ký qua sứ quán từ xưa tới nay, là khoảng 300,” ông Dũng nói.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu lao động nhiều nhất trên thế giới, với số công nhân làm việc ở nhiều quốc gia lên tới hàng trăm nghìn người.
Báo chí trong nước thời gian qua cũng đã nêu lên những bất cập trong việc đưa công nhân đi làm ở nước ngoài, như việc quản lý lỏng lẻo cũng như tình trạng bất nhất về hợp đồng giữa công ty xuất khẩu lao động và chủ thuê mướn các lao động.
Your browser doesn’t support HTML5