Trung Quốc đã cho bay thử loại máy bay tránh né radar thứ nhì, một dấu hiệu cho thấy trình độ hàng không của họ đã tinh vi hơn.
Các ảnh đưa lên Internet hôm thứ Năm cho thấy máy bay đã đáp xuống thành phố Thẩm Dương, có hai máy bay phản lực tác chiến J-11 do Trung Quốc chế tạo đi kèm.
Các chuyên viên hàng không quốc tế nói đây là loại J-31, dường như nhỏ hơn loại J-20 được bay thử năm ngoái ở Thành Đô.
Mặc dù được thiết kế theo loại tàng hình, các bộ phận chủ lực của cả hai loại máy này vẫn chưa rõ, ví dụ như bộ phận cảm biến, các lớp vỏ bọc có thể hấp thu sóng radar.
Các chuyên viên cũng chưa rõ hai loại máy bay này có được sản xuất hàng loạt hay không, và nếu có thì khi nào.
Hoa Kỳ đã bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc để khắc phục các trở ngại do loại máy bay tàng hình gây ra.
Một thách thức khác cho Trung Quốc là phải chế động cơ đáng tin tưởng cho loại máy bay hiện đại này.
Trung Quốc vẫn dựa vào Nga để có động cơ cho các máy bay loại J-10, J-11, và J-15, hai loại sau được triển khai từ máy bay oanh tạc-chiến đấu Sukhoi của Nga.
Nguồn: AP,AFP
Các ảnh đưa lên Internet hôm thứ Năm cho thấy máy bay đã đáp xuống thành phố Thẩm Dương, có hai máy bay phản lực tác chiến J-11 do Trung Quốc chế tạo đi kèm.
Các chuyên viên hàng không quốc tế nói đây là loại J-31, dường như nhỏ hơn loại J-20 được bay thử năm ngoái ở Thành Đô.
Mặc dù được thiết kế theo loại tàng hình, các bộ phận chủ lực của cả hai loại máy này vẫn chưa rõ, ví dụ như bộ phận cảm biến, các lớp vỏ bọc có thể hấp thu sóng radar.
Các chuyên viên cũng chưa rõ hai loại máy bay này có được sản xuất hàng loạt hay không, và nếu có thì khi nào.
Hoa Kỳ đã bỏ rất nhiều công sức và tiền bạc để khắc phục các trở ngại do loại máy bay tàng hình gây ra.
Một thách thức khác cho Trung Quốc là phải chế động cơ đáng tin tưởng cho loại máy bay hiện đại này.
Trung Quốc vẫn dựa vào Nga để có động cơ cho các máy bay loại J-10, J-11, và J-15, hai loại sau được triển khai từ máy bay oanh tạc-chiến đấu Sukhoi của Nga.
Nguồn: AP,AFP