BOTSWANA —
Các quốc gia Châu Phi cho biết họ có thể dạy cho các nước khác về chính sách y tế và làm thế nào ngăn chặn dịch bệnh HIV/AIDS. Theo tường thuật của thông tín viên Marthe van der Wolf của đài VOA ở Botswana, Trung Quốc muốn lắng nghe các nước Phi Châu trong khi quảng bá công nghiệp dược phẩm của nước này.
Phái đoàn Châu Phi và Trung Quốc cùng đến Botswana để tham dự Hội nghị Bàn tròn Quốc tế lần thứ tư về Hợp tác Y tế Trung Quốc-Châu Phi. Đôi bên đã trao đổi kinh nghiệm về cách đối phó với những vấn đề sức khỏe.
Thông thường Châu Phi là lục địa nhận được những khuyến nghị của nước ngoài.
BàTeguest Guerma là giám đốc của Quỹ Nghiên cứu Y khoa Châu Phi, viết tắt là AMREF. Bà nói Trung Quốc cũng có thể học từ Châu Phi về vấn đề ngăn chặn HIV/AIDS, vì dịch bệnh HIV tại Trung Quốc còn mới mẻ hơn.
“Chúng tôi bắt đầu bằng cách thay đổi thái độ, như là một cơ chế phòng ngừa trong HIV/AIDS, nhưng không thành công. Chỉ thay đổi thái độ không thôi thì không thành công, chúng ta cần có phòng ngừa phối hợp. Và cũng có việc truyền máu đang xảy ra tại Trung Quốc nên Trung Quốc có thể học cách chúng tôi đã làm để ngăn không cho HIV lây lan qua việc truyền máu. Và làm thế nào chúng tôi động viên quần chúng, làm thế nào chúng tôi gia tăng việc chữa trị, tất cả những việc này Trung Quốc có thể học từ chúng tôi.”
Trung Quốc và Châu Phi đều phải đối mặt với những thách thức về bệnh AIDS và vấn đề kế hoạch hóa gia đình, trong khi Châu Phi thiếu bác sĩ và những nhà nghiên cứu để tăng tiến việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên hầu hết những cuộc thảo luận tại Hội nghị Bàn tròn đặt trọng tâm vào việc có được kiến thức, nguồn lực và những cơ hội đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi.
Ông Nhiệm Minh Huy thuộc Cục Hợp tác Quốc tế của Trung Quốc nói việc tăng tiến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Châu Phi đòi hỏi sự tham gia lớn hơn của lãnh vực tư nhân Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc ủng hộ nỗ lực này.
“Công nghiệp chế tạo Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ cho các nước Châu Phi về mặt chất lượng hàng hóa và những sản phẩm giá rẻ, vì chúng tôi giải quyết vấn đề sức khỏe của chúng tôi bằng cách làm các sản phẩm tại Trung Quốc và các loại vắcxin. Tại sao sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hạ lại không thể chia sẻ với các nước Châu Phi.?”
Ông Bunmi Makwina là giám đốc của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Đông và Nam Châu Phi. Ông nói không ai ngạc nhiên là có một số điều đáng quan tâm đối với người Trung Quốc.
“Vấn đề là nếu phía bên kia cũng có một mục đích thì đôi bên phải hỗ trợ cho nhau. Các nước Châu Phi cần phải nhận thức rõ hơn về những lợi ích mà họ có thể có được, cho dù Trung Quốc muốn đến đây chỉ vì nguyên liệu. Việc này chẳng có gì sai trái cả. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể biến những nguyên liệu tnày hành những nguồn lực khác cho Châu Phi. Đây là câu hỏi các quốc gia Châu Phi cần phải tự hỏi.”
Hội nghị Bàn tròn năm nay đưa đến kết quả là có một số những đề nghị về việc làm cách nào Châu Phi và Trung Quốc có thể hợp tác sâu rộng hơn về chính sách y tế. Những đề nghị này bao gồm những dự án như huấn luyện thêm những nhân viên y tế Châu Phi, thiết lập hệ thống kiểm soát bệnh sốt rét và chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong hệ thống giám sát để phổ cập hóa việc tiêm chủng.
Phái đoàn Châu Phi và Trung Quốc cùng đến Botswana để tham dự Hội nghị Bàn tròn Quốc tế lần thứ tư về Hợp tác Y tế Trung Quốc-Châu Phi. Đôi bên đã trao đổi kinh nghiệm về cách đối phó với những vấn đề sức khỏe.
Thông thường Châu Phi là lục địa nhận được những khuyến nghị của nước ngoài.
BàTeguest Guerma là giám đốc của Quỹ Nghiên cứu Y khoa Châu Phi, viết tắt là AMREF. Bà nói Trung Quốc cũng có thể học từ Châu Phi về vấn đề ngăn chặn HIV/AIDS, vì dịch bệnh HIV tại Trung Quốc còn mới mẻ hơn.
“Chúng tôi bắt đầu bằng cách thay đổi thái độ, như là một cơ chế phòng ngừa trong HIV/AIDS, nhưng không thành công. Chỉ thay đổi thái độ không thôi thì không thành công, chúng ta cần có phòng ngừa phối hợp. Và cũng có việc truyền máu đang xảy ra tại Trung Quốc nên Trung Quốc có thể học cách chúng tôi đã làm để ngăn không cho HIV lây lan qua việc truyền máu. Và làm thế nào chúng tôi động viên quần chúng, làm thế nào chúng tôi gia tăng việc chữa trị, tất cả những việc này Trung Quốc có thể học từ chúng tôi.”
Trung Quốc và Châu Phi đều phải đối mặt với những thách thức về bệnh AIDS và vấn đề kế hoạch hóa gia đình, trong khi Châu Phi thiếu bác sĩ và những nhà nghiên cứu để tăng tiến việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên hầu hết những cuộc thảo luận tại Hội nghị Bàn tròn đặt trọng tâm vào việc có được kiến thức, nguồn lực và những cơ hội đầu tư của Trung Quốc vào Châu Phi.
“Công nghiệp chế tạo Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ cho các nước Châu Phi về mặt chất lượng hàng hóa và những sản phẩm giá rẻ, vì chúng tôi giải quyết vấn đề sức khỏe của chúng tôi bằng cách làm các sản phẩm tại Trung Quốc và các loại vắcxin. Tại sao sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành hạ lại không thể chia sẻ với các nước Châu Phi.?”
Ông Bunmi Makwina là giám đốc của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Đông và Nam Châu Phi. Ông nói không ai ngạc nhiên là có một số điều đáng quan tâm đối với người Trung Quốc.
“Vấn đề là nếu phía bên kia cũng có một mục đích thì đôi bên phải hỗ trợ cho nhau. Các nước Châu Phi cần phải nhận thức rõ hơn về những lợi ích mà họ có thể có được, cho dù Trung Quốc muốn đến đây chỉ vì nguyên liệu. Việc này chẳng có gì sai trái cả. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể biến những nguyên liệu tnày hành những nguồn lực khác cho Châu Phi. Đây là câu hỏi các quốc gia Châu Phi cần phải tự hỏi.”
Hội nghị Bàn tròn năm nay đưa đến kết quả là có một số những đề nghị về việc làm cách nào Châu Phi và Trung Quốc có thể hợp tác sâu rộng hơn về chính sách y tế. Những đề nghị này bao gồm những dự án như huấn luyện thêm những nhân viên y tế Châu Phi, thiết lập hệ thống kiểm soát bệnh sốt rét và chia sẻ kinh nghiệm của Trung Quốc trong hệ thống giám sát để phổ cập hóa việc tiêm chủng.