Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á cho rằng những lời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với nhiều nơi ở Biển Ðông không phù hợp với luật quốc tế và cần phải làm sáng tỏ hay điều chỉnh lại.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.
Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.
Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.
Ông Russel nói “có những mối lo ngại ngày càng tăng” là Trung Quốc đang dần dần khẳng định quyền kiểm soát kiểm soát vùng này, bất kể sự phản đối của các nước láng giềng. Ông viện dẫn một số hành động mới đây của Trung Quốc làm “gia tăng căng thẳng.”
Ông Russel nói thêm là những hành động này bao gồm việc tiếp tục hạn chế việc tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây sức ép đối với sự hiện diện lâu năm của Philippines tại Bãi cạn Second Thomas và mới đây cập nhật những qui định về đánh cá tại vùng biển tranh chấp trong Biển Ðông.
Quan điểm của Hoa Kỳ là những hành động này đã gây làm gia tăng căng thẳng trong vùng và làm trầm trọng thêm những quan ngại về những mục tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc.
Ông Russel cũng nêu ra những mối quan ngại mới của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Ðông, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không trong một khu vực mà Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ông gọi hành động này là một “biện pháp lạc hướng,” và cảnh báo Trung Quốc chớ nên thiết lập những Vùng Nhận dạng Phòng không tại các nơi khác.
Ông Russel nói Hoa Kỳ không thừa nhận và cũng không chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách thức hoạt động trong vùng. Và Hoa Kỳ nói rõ với Trung Quốc là không nên tìm cách thực thi Vùng Nhận diện Phòng không và nên tự chế trước những hành động tương tự tại các nơi khác trong vùng.
Ông Russel cũng nói là ông cũng quan tâm đến “sa sút nghiêm trọng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói Bắc Kinh, Tokyo cũng như kinh tế toàn cầu không thể chịu đựng được một cuộc xung đột vô tình giữa hai nước.
Ông Russel cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản dùng những thủ tục ngoại giao và quản lý khủng hoảng để giúp tránh xung đột.
Hoa Kỳ nói không đứng về bên nào hay bất cứ tranh chấp quốc gia riêng rẽ nào trên biển, mà chỉ quan tâm đến việc giúp tìm những giải pháp hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải và thương mại.
Trung Quốc cũng nói họ mưu tìm một giải pháp ôn hòa, nhưng đã bác bỏ những nỗ lực giải quyết tranh chấp trên các diễn đàn đa quốc như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thay vào đó Trung Quốc chỉ muốn giải quyết với từng quốc gia riêng rẽ, vì Trung Quốc có lợi thế chiến lược.
Bắc Kinh cũng nghi ngờ về điều được gọi là tái quân bình kinh tế và chính trị hướng về châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama, xem chính sách này là một nỗ lực kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.
Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.
Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.
Ông Russel nói “có những mối lo ngại ngày càng tăng” là Trung Quốc đang dần dần khẳng định quyền kiểm soát kiểm soát vùng này, bất kể sự phản đối của các nước láng giềng. Ông viện dẫn một số hành động mới đây của Trung Quốc làm “gia tăng căng thẳng.”
Ông Russel nói thêm là những hành động này bao gồm việc tiếp tục hạn chế việc tiếp cận bãi cạn Scarborough, gây sức ép đối với sự hiện diện lâu năm của Philippines tại Bãi cạn Second Thomas và mới đây cập nhật những qui định về đánh cá tại vùng biển tranh chấp trong Biển Ðông.
Ông Russel cũng nêu ra những mối quan ngại mới của Hoa Kỳ về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Ðông, nơi Bắc Kinh vừa thiết lập một Vùng Nhận diện Phòng không trong một khu vực mà Nhật Bản cũng nhận chủ quyền.
Ông gọi hành động này là một “biện pháp lạc hướng,” và cảnh báo Trung Quốc chớ nên thiết lập những Vùng Nhận dạng Phòng không tại các nơi khác.
Ông Russel nói Hoa Kỳ không thừa nhận và cũng không chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không mà Trung Quốc tuyên bố. Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách thức hoạt động trong vùng. Và Hoa Kỳ nói rõ với Trung Quốc là không nên tìm cách thực thi Vùng Nhận diện Phòng không và nên tự chế trước những hành động tương tự tại các nơi khác trong vùng.
Ông Russel cũng nói là ông cũng quan tâm đến “sa sút nghiêm trọng” trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói Bắc Kinh, Tokyo cũng như kinh tế toàn cầu không thể chịu đựng được một cuộc xung đột vô tình giữa hai nước.
Ông Russel cho biết ông ủng hộ lời kêu gọi của Nhật Bản dùng những thủ tục ngoại giao và quản lý khủng hoảng để giúp tránh xung đột.
Hoa Kỳ nói không đứng về bên nào hay bất cứ tranh chấp quốc gia riêng rẽ nào trên biển, mà chỉ quan tâm đến việc giúp tìm những giải pháp hòa bình và bảo đảm tự do hàng hải và thương mại.
Trung Quốc cũng nói họ mưu tìm một giải pháp ôn hòa, nhưng đã bác bỏ những nỗ lực giải quyết tranh chấp trên các diễn đàn đa quốc như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thay vào đó Trung Quốc chỉ muốn giải quyết với từng quốc gia riêng rẽ, vì Trung Quốc có lợi thế chiến lược.
Bắc Kinh cũng nghi ngờ về điều được gọi là tái quân bình kinh tế và chính trị hướng về châu Á Thái Bình Dương của chính quyền Obama, xem chính sách này là một nỗ lực kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.