Một tổ chức tranh đấu cho quyền của giới truyền thông nói rằng Trung Quốc hiện đang cầm giữ ít nhất 32 nhà báo sau song sắt, là nước bỏ tù nhà báo nhiều thứ ba trên thế giới.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết phóng viên làm việc trong những khu vực bất ổn như Tây Tạng và Tân Cương dễ bị bỏ tù nhất.
Tổ chức này nói gần 2/3 những nhà báo Trung Quốc bị giam cầm là người Tây Tạng hoặc người Uighur bị bắt giữ vì đã ghi lại những căng thẳng sắc tộc ngày đang gia tăng.
Kết quả này được công bố trong báo cáo điều tra về số nhà báo bị bỏ tù hàng năm của CPJ.
Theo báo cáo, con số các nhà báo bị bỏ tù đã lên mức cao kỷ lục vào năm 2012.
Thổ Nhĩ Kỳ bị xếp hạng thấp nhất trong báo cáo của CPJ vì bỏ tù 49 nhà báo.
Còn Iran đứng áp chót với 45 nhà báo.
Trên toàn thế giới, CPJ xác định có 232 nhà báo ngồi sau song sắt. Đây là con số cao nhất mà tổ chức này từng ghi nhận kể từ khi bắt đầu tiến hành điều tra vào năm 1990. CPJ nói sự gia tăng đột biến một phần là do việc áp dụng rộng rãi tội trạng khủng bố và những tội chống nhà nước khác nhắm vào giới phóng viên và biên tập viên.
Cũng theo báo cáo này, một điểm tích cực là lần đầu tiên kể từ năm 1996, Miến Điện không nằm trong nhóm các nước bỏ tù các nhà báo nữa. CPJ nói chính quyền Miến Điện trong năm qua đã thả ít nhất 12 nhà báo bị cầm tù trong khuôn khổ tiến trình cải cách chính trị của quốc gia Đông Nam Á này.
Nhưng CPJ tỏ ra bi quan hơn về Trung Quốc, nơi mà các nhà báo từ lâu đã than phiền vì bị quấy rối và can thiệp bởi các lãnh đạo Cộng sản, những người sử dụng một số chính sách kiểm duyệt gắt gao nhất trên thế giới để bóp nghẹt những bất đồng.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên án tù nhiều năm đối với một số các nhà văn và những người bất đồng chính kiến, những người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xem những chỉ trích này là sự đe dọa đến quyền cai trị độc đảng.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết phóng viên làm việc trong những khu vực bất ổn như Tây Tạng và Tân Cương dễ bị bỏ tù nhất.
Tổ chức này nói gần 2/3 những nhà báo Trung Quốc bị giam cầm là người Tây Tạng hoặc người Uighur bị bắt giữ vì đã ghi lại những căng thẳng sắc tộc ngày đang gia tăng.
Kết quả này được công bố trong báo cáo điều tra về số nhà báo bị bỏ tù hàng năm của CPJ.
Theo báo cáo, con số các nhà báo bị bỏ tù đã lên mức cao kỷ lục vào năm 2012.
Thổ Nhĩ Kỳ bị xếp hạng thấp nhất trong báo cáo của CPJ vì bỏ tù 49 nhà báo.
Còn Iran đứng áp chót với 45 nhà báo.
Trên toàn thế giới, CPJ xác định có 232 nhà báo ngồi sau song sắt. Đây là con số cao nhất mà tổ chức này từng ghi nhận kể từ khi bắt đầu tiến hành điều tra vào năm 1990. CPJ nói sự gia tăng đột biến một phần là do việc áp dụng rộng rãi tội trạng khủng bố và những tội chống nhà nước khác nhắm vào giới phóng viên và biên tập viên.
Cũng theo báo cáo này, một điểm tích cực là lần đầu tiên kể từ năm 1996, Miến Điện không nằm trong nhóm các nước bỏ tù các nhà báo nữa. CPJ nói chính quyền Miến Điện trong năm qua đã thả ít nhất 12 nhà báo bị cầm tù trong khuôn khổ tiến trình cải cách chính trị của quốc gia Đông Nam Á này.
Nhưng CPJ tỏ ra bi quan hơn về Trung Quốc, nơi mà các nhà báo từ lâu đã than phiền vì bị quấy rối và can thiệp bởi các lãnh đạo Cộng sản, những người sử dụng một số chính sách kiểm duyệt gắt gao nhất trên thế giới để bóp nghẹt những bất đồng.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên án tù nhiều năm đối với một số các nhà văn và những người bất đồng chính kiến, những người lên tiếng chỉ trích Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xem những chỉ trích này là sự đe dọa đến quyền cai trị độc đảng.