Các giới chức Trung Quốc đang ra trước một ủy ban của Liên Hiệp Quốc để bênh vực thành tích nhân quyền của nước này mà nhiều người cho rằng bị hoen ố vì những vụ đàn áp ngày càng tồi tệ nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến.
Phiên họp ngày hôm nay tại Geneva sẽ là lần thứ hai Bắc Kinh báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền. Ủy ban này duyệt xét lại thành tích nhân quyền của mỗi nước 4 năm một lần.
Cuộc điều trần diễn ra giữa lúc tại Trung Quốc xảy ra hàng loạt những vụ bắt giữ các nhà hoạt động cho nhân quyền, gồm có những người tìm cách tham gia vào phúc trình của chính phủ cho cuộc duyệt xét có tên là Kiểm điêm Định kỳ Phổ cập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói phái đoàn Trung Quốc đang trông đợi một cuộc “thảo luận thẳng thắn” về nhân quyền nhưng cảnh báo là Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận một số loại chỉ trích.
“Tại Geneva, Trung Quốc sẽ nói lên sự thật về những nỗ lực và tiến bộ của Trung Quốc về nhân quyền, và sẽ xem xét những chỉ trích xây dựng. Trung Quốc sẽ chấp nhận những chỉ trích xây dựng và làm việc để tiến tới một tình trạng nhân quyền tốt đẹp hơn. Tuy nhiên Trung Quốc không hoan nghênh những chỉ trích có ác ý.”
Cuộc thảo luận tạo cơ hội cho các nhà ngoại giao nước ngoài lên tiếng về thành tích nhân quyền của Trung Quốc trong một buổi họp công khai, có sự hiện diện của các giới chức Trung Quốc được mời để trình bày quan điểm của họ.
Tại cuộc duyệt xét đầu tiên của hội đồng vào năm 2009, Bắc Kinh bác bỏ tất cả những khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, trừ những nước kêu gọi cải thiện nhân quyền một cách chung chung.
Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, nói họ đang có những tiến bộ về nhân quyền, nhưng sẽ không theo cùng một tiêu chuẩn như các nước đã phát triển.
Trung Quốc xem những chỉ trích về thành tích nhân quyền của nước này là can thiệp không thích hợp vào những vấn đề nội bộ của Trung Quốc, dù Bắc Kinh đã ký những hiệp ước quốc tế để đảm bảo tự do ngôn luận và những nhân quyền căn bản khác.
Trước buổi điều trần về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục nhà tranh đấu, bỏ tù những người chỉ trích, và tăng cường kiểm duyệt Internet.
Trong một tuyên bố ngày hôm qua, Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gọi giai đoạn hiện nay là “một trong những vụ đàn áp mạnh mẽ của Trung Quốc đối với những nhà hoạt động và tự do ngôn luận.”
Đặc biệt, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York nêu lên những quan ngại về vụ mất tích của bà Tào Thuận Lợi, một nhà tranh đấu nổi tiếng đã tìm cách thuyết phục chính phủ cho phép những tổ chức xã hội dân sự độc lập được tham gia vào cuộc kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc.
Bà Tào không thấy xuất hiện kể từ ngày 14 tháng 9, khi bà bị thẩm vấn và bắt giữ tại phi trường Bắc Kinh. Bà là một trong vài nhà hoạt động Trung Quốc bị cấm không cho đến Geneva để tham dự một hội nghị về nhân quyền quốc tế.
Theo qui định của hội đồng, các quốc gia được khuyến khích cho phép công chúng tham gia vào việc dự thảo phúc trình cho hội đồng. Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc đã đáp ứng được những đòi hỏi này bằng cách tìm “sự ủng hộ rộng rãi của công chúng” trên một trang mạng của chính phủ.
Tổ chức Human Rights Watch cũng thúc đẩy có nhiều hành động đối với những vấn đề, gồm việc Trung Quốc sử dụng tra tấn trong hệ thống pháp lý hình sự, những biện pháp kiểm duyệt truyền thông rộng khắp, những trại cải tạo lao động khét tiếng, và những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại những khu vực của người Tây Tạng và người Uighur.
Những người chỉ trích cho rằng những việc này và những vụ vi phạm nhân quyền khác có nghĩa là Trung Quốc không nên được cho tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Bắc Kinh loan báo sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay để điền vào 1 trong 47 ghế của hội đồng với nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu vào năm 2014.
Phiên họp ngày hôm nay tại Geneva sẽ là lần thứ hai Bắc Kinh báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền. Ủy ban này duyệt xét lại thành tích nhân quyền của mỗi nước 4 năm một lần.
Cuộc điều trần diễn ra giữa lúc tại Trung Quốc xảy ra hàng loạt những vụ bắt giữ các nhà hoạt động cho nhân quyền, gồm có những người tìm cách tham gia vào phúc trình của chính phủ cho cuộc duyệt xét có tên là Kiểm điêm Định kỳ Phổ cập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói phái đoàn Trung Quốc đang trông đợi một cuộc “thảo luận thẳng thắn” về nhân quyền nhưng cảnh báo là Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận một số loại chỉ trích.
“Tại Geneva, Trung Quốc sẽ nói lên sự thật về những nỗ lực và tiến bộ của Trung Quốc về nhân quyền, và sẽ xem xét những chỉ trích xây dựng. Trung Quốc sẽ chấp nhận những chỉ trích xây dựng và làm việc để tiến tới một tình trạng nhân quyền tốt đẹp hơn. Tuy nhiên Trung Quốc không hoan nghênh những chỉ trích có ác ý.”
Cuộc thảo luận tạo cơ hội cho các nhà ngoại giao nước ngoài lên tiếng về thành tích nhân quyền của Trung Quốc trong một buổi họp công khai, có sự hiện diện của các giới chức Trung Quốc được mời để trình bày quan điểm của họ.
Tại cuộc duyệt xét đầu tiên của hội đồng vào năm 2009, Bắc Kinh bác bỏ tất cả những khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, trừ những nước kêu gọi cải thiện nhân quyền một cách chung chung.
Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới, nói họ đang có những tiến bộ về nhân quyền, nhưng sẽ không theo cùng một tiêu chuẩn như các nước đã phát triển.
Trung Quốc xem những chỉ trích về thành tích nhân quyền của nước này là can thiệp không thích hợp vào những vấn đề nội bộ của Trung Quốc, dù Bắc Kinh đã ký những hiệp ước quốc tế để đảm bảo tự do ngôn luận và những nhân quyền căn bản khác.
Trước buổi điều trần về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng chục nhà tranh đấu, bỏ tù những người chỉ trích, và tăng cường kiểm duyệt Internet.
Trong một tuyên bố ngày hôm qua, Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gọi giai đoạn hiện nay là “một trong những vụ đàn áp mạnh mẽ của Trung Quốc đối với những nhà hoạt động và tự do ngôn luận.”
Đặc biệt, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York nêu lên những quan ngại về vụ mất tích của bà Tào Thuận Lợi, một nhà tranh đấu nổi tiếng đã tìm cách thuyết phục chính phủ cho phép những tổ chức xã hội dân sự độc lập được tham gia vào cuộc kiểm điểm của Liên Hiệp Quốc.
Bà Tào không thấy xuất hiện kể từ ngày 14 tháng 9, khi bà bị thẩm vấn và bắt giữ tại phi trường Bắc Kinh. Bà là một trong vài nhà hoạt động Trung Quốc bị cấm không cho đến Geneva để tham dự một hội nghị về nhân quyền quốc tế.
Theo qui định của hội đồng, các quốc gia được khuyến khích cho phép công chúng tham gia vào việc dự thảo phúc trình cho hội đồng. Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc đã đáp ứng được những đòi hỏi này bằng cách tìm “sự ủng hộ rộng rãi của công chúng” trên một trang mạng của chính phủ.
Tổ chức Human Rights Watch cũng thúc đẩy có nhiều hành động đối với những vấn đề, gồm việc Trung Quốc sử dụng tra tấn trong hệ thống pháp lý hình sự, những biện pháp kiểm duyệt truyền thông rộng khắp, những trại cải tạo lao động khét tiếng, và những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại những khu vực của người Tây Tạng và người Uighur.
Những người chỉ trích cho rằng những việc này và những vụ vi phạm nhân quyền khác có nghĩa là Trung Quốc không nên được cho tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Bắc Kinh loan báo sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay để điền vào 1 trong 47 ghế của hội đồng với nhiệm kỳ 3 năm bắt đầu vào năm 2014.