Trong lúc chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của khu vực Crimea của Ukraina, mọi sự chú ý đang đổ dồn về bán đảo này, nơi có đa số cư dân nói tiếng Nga chắc chắn sẽ ngã về phía Moscow. Viễn cảnh Crimea tách khỏi Ukraina đang làm bùng lên mối lo sợ rằng Moscow chưa dừng lại, mà sẽ tiếp tục áp đặt sự kiểm soát lên tất cả các khu vực nói tiếng Nga của Ukraina. Các nhà phân tích nói rằng bất cứ sự chia rẽ nào tại Ukraina chắc chắn sẽ châm ngòi cho tình trạng căng thẳng sắc tộc trong khu vực. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Nhà lãnh đạo thân Nga của Crimea, ông Sergei Aksyonov, thể hiện rõ ước muốn của ông về cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào Chủ nhật này.
"Hôm nay, quân đội Ukraina bị vây lại trong doanh trại của họ. Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, họ sẽ phải hoặc là rời khỏi lãnh thổ Crimea, hoặc là phục vụ cho các lực lượng quân sự và phải thề trung thành với Cộng hòa Tự trị Crimea, hoặc với Nga."
Đối với những sắc dân thiểu số trong khu vực, như người Tatar theo đạo Hồi, tuyên bố này báo hiệu một điềm xấu. Nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin cáo buộc người Tatar hợp tác với Quốc xã và đã trục xuất họ tới miền đông của Liên Xô sau Thế chiến thứ II. Nhóm người Hồi giáo đã trở về lại Crimea giờ đây đang lo sợ về một làn sóng đàn áp mới.
Ông Abul Gafar, một người Tatar ở Crimea, nói:
"Người Tatar ở Crimea bị ngược đãi bởi vì chúng tôi là người Hồi giáo. Và một điều tệ hại hơn nữa là các chính trị gia bảo thủ Nga ôm ấp ước mơ là nước Nga sẽ là 100% người Nga, mà không có sự hiện diện của bất cứ dân tộc nào khác."
Cao ủy trưởng Cao ủy sắc tộc thiểu số của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu, ông Astrid thors, cũng bày tỏ quan tâm về người Tatar ở Crimea.
"Người Tatar ở Crimea có quan điểm khác với khối dân đa số ở Crimea, và nhận định của tôi là sự khác biệt quan điểm đó sẽ làm gia tăng tình trạng dễ bị thương tổn của họ. Do đó, nếu chúng ta muốn thực sự cảnh giác, chúng ta phải theo dõi sát những gì đang xảy ra với khối người này và cũng không để cho sự làm ngơ đối với tình trạng của họ được tiếp tục. Họ cần những nguồn lực để giúp họ hội nhập và họ cần có sự quan tâm của chúng ta."
Trước viễn ảnh Crimea sắp tách khỏi Kyiv, đang có những lo sợ rằng các khu vực nói tiếng Nga khác của Ukraina có thể sẽ làm theo như vậy.
Nhà khoa học chính trị Volodymyr Kipen của Viện Nghiên cứu Xã hội và Phân tích Chính trị Donetsk nói rằng đa số cư dân ở Donetsk ủng hộ một nước Ukraina thống nhất, nhưng ông cảnh báo rằng không thể không lưu tâm tới nguy cơ chia rẽ.
"Nguy cơ bị chia cắt thực sự hiện hữu tại Donetsk, nhưng chỉ giới hạn và bị thôi thúc bởi những thế lực bên ngoài. Nếu chính phủ hành động theo cách mà họ nên làm, thì nguy cơ này có thể khống chế được, và nó sẽ không trở thành một mối đe dọa cho nhà nước."
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk sẽ đi thăm Hoa Kỳ trong tuần này giữa lúc ông đang mưu tìm sự ủng hộ của phương Tây đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ông.
Nhà lãnh đạo thân Nga của Crimea, ông Sergei Aksyonov, thể hiện rõ ước muốn của ông về cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào Chủ nhật này.
"Hôm nay, quân đội Ukraina bị vây lại trong doanh trại của họ. Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga, họ sẽ phải hoặc là rời khỏi lãnh thổ Crimea, hoặc là phục vụ cho các lực lượng quân sự và phải thề trung thành với Cộng hòa Tự trị Crimea, hoặc với Nga."
Đối với những sắc dân thiểu số trong khu vực, như người Tatar theo đạo Hồi, tuyên bố này báo hiệu một điềm xấu. Nhà lãnh đạo Xô Viết Joseph Stalin cáo buộc người Tatar hợp tác với Quốc xã và đã trục xuất họ tới miền đông của Liên Xô sau Thế chiến thứ II. Nhóm người Hồi giáo đã trở về lại Crimea giờ đây đang lo sợ về một làn sóng đàn áp mới.
Ông Abul Gafar, một người Tatar ở Crimea, nói:
"Người Tatar ở Crimea bị ngược đãi bởi vì chúng tôi là người Hồi giáo. Và một điều tệ hại hơn nữa là các chính trị gia bảo thủ Nga ôm ấp ước mơ là nước Nga sẽ là 100% người Nga, mà không có sự hiện diện của bất cứ dân tộc nào khác."
Cao ủy trưởng Cao ủy sắc tộc thiểu số của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu, ông Astrid thors, cũng bày tỏ quan tâm về người Tatar ở Crimea.
"Người Tatar ở Crimea có quan điểm khác với khối dân đa số ở Crimea, và nhận định của tôi là sự khác biệt quan điểm đó sẽ làm gia tăng tình trạng dễ bị thương tổn của họ. Do đó, nếu chúng ta muốn thực sự cảnh giác, chúng ta phải theo dõi sát những gì đang xảy ra với khối người này và cũng không để cho sự làm ngơ đối với tình trạng của họ được tiếp tục. Họ cần những nguồn lực để giúp họ hội nhập và họ cần có sự quan tâm của chúng ta."
Trước viễn ảnh Crimea sắp tách khỏi Kyiv, đang có những lo sợ rằng các khu vực nói tiếng Nga khác của Ukraina có thể sẽ làm theo như vậy.
Nhà khoa học chính trị Volodymyr Kipen của Viện Nghiên cứu Xã hội và Phân tích Chính trị Donetsk nói rằng đa số cư dân ở Donetsk ủng hộ một nước Ukraina thống nhất, nhưng ông cảnh báo rằng không thể không lưu tâm tới nguy cơ chia rẽ.
"Nguy cơ bị chia cắt thực sự hiện hữu tại Donetsk, nhưng chỉ giới hạn và bị thôi thúc bởi những thế lực bên ngoài. Nếu chính phủ hành động theo cách mà họ nên làm, thì nguy cơ này có thể khống chế được, và nó sẽ không trở thành một mối đe dọa cho nhà nước."
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk sẽ đi thăm Hoa Kỳ trong tuần này giữa lúc ông đang mưu tìm sự ủng hộ của phương Tây đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ông.