Bắc Triều Tiên bác bỏ lời đồn đoán cho rằng cải cách kinh tế đang diễn ra tại quốc gia nghèo khó và cô lập này. Thông tín viên VOA Steve Herman có bài tường thuật từ thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên.
Bắc Triều Tiên tuyên bố rõ rằng họ không chấp nhận bất kỳ sự khẳng định của các giới chức ở Seoul và truyền thông nước ngoài rằng việc thay đổi chính sách, cải cách hay mở cửa đất nước đã bắt đầu.
Dẫn lời một phát ngôn viên không nêu danh tính của một tổ chức của Bắc Triều Tiên là Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên, một xướng ngôn viên đài truyền hình tối Chủ Nhật nói rằng điều ông gọi là ‘lời lẽ lố bịch’ của các giới chức Nam Triều Tiên, cho thấy ‘sự dốt nát và ý định độc ác’ đối với miền Bắc.
Xướng ngôn viên này nói rằng sau nhiều thập kỷ cổ vũ cải cách và mở cửa nhằm thực thi hệ thống ‘tham nhũng’ của mình, giờ đây Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên dường như lại ‘bận tâm vì các ảo giác rằng động thái đó đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên’.
Ông Lee Yun-keol, một người đào tị Bắc Triều Tiên nổi tiếng, nói rằng cố lãnh tụ Kim Jong Il, đã bày tỏ trong di chúc của ông là các từ như ‘cải cách’ và ‘mở cửa’ sẽ không được sử dụng.
Ông Lee, Chủ tịch của Trung tâm Dịch vụ Thông tin Chiến lược Bắc Triều Tiên tại Seoul, nói rằng cụm từ được chính quyền Bình Nhưỡng cho phép sử dụng là ‘hệ thống quản lý cải cách kinh tế’. Nhưng ông Lee nói rằng sự thay đổi này không nhằm giúp làm cho cuộc sống của dân chúng tốt lên, mà chỉ mang lại lợi lộc cho tầng lớp đặc quyền. Ông nhận định rằng giới lãnh đạo ở miền Bắc biết rằng để tồn tại, họ phải duy trì chính sách đặt quân đội lên hàng đầu vì bất kỳ sự cải cách thật sự hay sự mở cửa nào cũng gây ra sự hỗn loạn cho chính phủ.
Trong khi đó, Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực của Bắc Triều Tiên ra một cảnh báo riêng rẽ đối với Washington. Cảnh báo này được đưa ra sau các cáo buộc liên tiếp trong những tuần qua rằng Mỹ đứng đằng sau âm mưu được coi là dùng điệp viên ở Bắc Triều Tiên để phá hoại các tượng đài của nước này.
Cơ quan quốc phòng tại Bình Nhưỡng thông báo sẽ tiến hành một cuộc phản công để làm tê liệt các lực lượng tấn công từ tàu sân bay và oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ.
Ông Lee Yun-keol từng làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức của nhà nước Bắc Triều Tiên có nhiệm vụ nâng cao tuổi thọ của các nhà lãnh đạo. Ông cho biết ông không cảm thấy lo ngại về lời lẽ của cơ quan vừa kể.
Ông Lee nói rằng ông tin là những lời đe dọa đó chỉ là một mưu đồ để nhận được thêm viện trợ lương thực và các hỗ trợ cần thiết khác từ thế giới bên ngoài. Dù Bắc Triều Tiên được vũ trang hùng hậu, ông Lee nói rằng các nhà lãnh đạo của nước này không dám khai mào một cuộc xung đột quân sự và không đủ các nguồn lực kinh tế để duy trì một cuộc chiến.
Bắc Triều Tiên có đội quân thường trực lớn thứ tư thế giới. Nước này chưa từng ký hiệp ước hòa bình với miền Nam sau cuộc chiến Triều Tiên kéo dài 3 năm, kết thúc năm 1953 với một hiệp ước đình chiến. Nam và Bắc Triều Tiên không ngớt đỗ lỗi cho đối phương vi phạm hiệp định này.
Bắc Triều Tiên tuyên bố rõ rằng họ không chấp nhận bất kỳ sự khẳng định của các giới chức ở Seoul và truyền thông nước ngoài rằng việc thay đổi chính sách, cải cách hay mở cửa đất nước đã bắt đầu.
Dẫn lời một phát ngôn viên không nêu danh tính của một tổ chức của Bắc Triều Tiên là Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên, một xướng ngôn viên đài truyền hình tối Chủ Nhật nói rằng điều ông gọi là ‘lời lẽ lố bịch’ của các giới chức Nam Triều Tiên, cho thấy ‘sự dốt nát và ý định độc ác’ đối với miền Bắc.
Xướng ngôn viên này nói rằng sau nhiều thập kỷ cổ vũ cải cách và mở cửa nhằm thực thi hệ thống ‘tham nhũng’ của mình, giờ đây Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên dường như lại ‘bận tâm vì các ảo giác rằng động thái đó đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên’.
Ông Lee Yun-keol, một người đào tị Bắc Triều Tiên nổi tiếng, nói rằng cố lãnh tụ Kim Jong Il, đã bày tỏ trong di chúc của ông là các từ như ‘cải cách’ và ‘mở cửa’ sẽ không được sử dụng.
Ông Lee, Chủ tịch của Trung tâm Dịch vụ Thông tin Chiến lược Bắc Triều Tiên tại Seoul, nói rằng cụm từ được chính quyền Bình Nhưỡng cho phép sử dụng là ‘hệ thống quản lý cải cách kinh tế’. Nhưng ông Lee nói rằng sự thay đổi này không nhằm giúp làm cho cuộc sống của dân chúng tốt lên, mà chỉ mang lại lợi lộc cho tầng lớp đặc quyền. Ông nhận định rằng giới lãnh đạo ở miền Bắc biết rằng để tồn tại, họ phải duy trì chính sách đặt quân đội lên hàng đầu vì bất kỳ sự cải cách thật sự hay sự mở cửa nào cũng gây ra sự hỗn loạn cho chính phủ.
Trong khi đó, Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực của Bắc Triều Tiên ra một cảnh báo riêng rẽ đối với Washington. Cảnh báo này được đưa ra sau các cáo buộc liên tiếp trong những tuần qua rằng Mỹ đứng đằng sau âm mưu được coi là dùng điệp viên ở Bắc Triều Tiên để phá hoại các tượng đài của nước này.
Cơ quan quốc phòng tại Bình Nhưỡng thông báo sẽ tiến hành một cuộc phản công để làm tê liệt các lực lượng tấn công từ tàu sân bay và oanh tạc cơ chiến lược của Mỹ.
Ông Lee Yun-keol từng làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức của nhà nước Bắc Triều Tiên có nhiệm vụ nâng cao tuổi thọ của các nhà lãnh đạo. Ông cho biết ông không cảm thấy lo ngại về lời lẽ của cơ quan vừa kể.
Ông Lee nói rằng ông tin là những lời đe dọa đó chỉ là một mưu đồ để nhận được thêm viện trợ lương thực và các hỗ trợ cần thiết khác từ thế giới bên ngoài. Dù Bắc Triều Tiên được vũ trang hùng hậu, ông Lee nói rằng các nhà lãnh đạo của nước này không dám khai mào một cuộc xung đột quân sự và không đủ các nguồn lực kinh tế để duy trì một cuộc chiến.
Bắc Triều Tiên có đội quân thường trực lớn thứ tư thế giới. Nước này chưa từng ký hiệp ước hòa bình với miền Nam sau cuộc chiến Triều Tiên kéo dài 3 năm, kết thúc năm 1953 với một hiệp ước đình chiến. Nam và Bắc Triều Tiên không ngớt đỗ lỗi cho đối phương vi phạm hiệp định này.