Một số nhà lập pháp và các vận động viên Mỹ đang bày tỏ sự phẫn nộ của họ về tin tiết lộ rằng các bộ trang phục dành cho đội tuyển Hoa Kỳ đi dự Thế vận hội Olympic London là hàng may ở Trung Quốc, nhưng một kinh tế gia chuyên nghiên cứu ngành may mặc nói rằng thuê lao động nước ngoài để sản xuất hàng hóa là một phần nằm trong một xu hướng rộng rãi hơn.
Giáo sư Pietra Rivoli dạy môn doanh nghiệp tại Trường đại học Georgetown, nói với đài VOA rằng sản xuất hàng may mặc đã trở thành “một phần rất nhỏ, không đáng kể trong nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Bà nói sự thật là hiện nay gần 97% hàng may mặc mua ở Hoa Kỳ được may ở nước ngoài.
Giáo sư Rivoli, tác giả cuốn “The Travel of a T-Shirt in the Global Economy,” “Cuộc hành trình của chiếc Áo Thun trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu,” nói rằng các công nghiệp Hoa Kỳ chuyển bộ phận sản xuất hàng may mặc ra nước ngoài đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm cuối của thập niên 1980. Bà nói giá lao động rẻ hơn ở nước ngoài là động cơ đẩy mạnh xu hướng này.
Sự kiện đó đã được chú ý trong tuần này khi các cơ quan truyền thông Mỹ nêu bật nhãn hiệu “Made in China” - hàng sản xuất ở Trung Quốc, trên các bộ áo vét, sơ mi và quần dài mà các vận động viên Hoa Kỳ sẽ mặc trong Thế Vận Hội sắp tới ở London.
Lãnh tụ khối Đa số tại Thượng viện, ông Harry Reid, nói rằng quyết định chọn trang phục may ở nước ngoài là “hoàn toàn sai trái” trong bối cảnh công nhân ngành may mặc của Hoa Kỳ đang “hết sức cần có công ăn việc làm.” http://www.youtube.com/embed/OKvsXH6WcPI
http://www.youtube.com/embed/qHvpkzXj_-U
Giáo sư Pietra Rivoli dạy môn doanh nghiệp tại Trường đại học Georgetown, nói với đài VOA rằng sản xuất hàng may mặc đã trở thành “một phần rất nhỏ, không đáng kể trong nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Bà nói sự thật là hiện nay gần 97% hàng may mặc mua ở Hoa Kỳ được may ở nước ngoài.
Giáo sư Rivoli, tác giả cuốn “The Travel of a T-Shirt in the Global Economy,” “Cuộc hành trình của chiếc Áo Thun trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu,” nói rằng các công nghiệp Hoa Kỳ chuyển bộ phận sản xuất hàng may mặc ra nước ngoài đã trở nên vô cùng phổ biến trong những năm cuối của thập niên 1980. Bà nói giá lao động rẻ hơn ở nước ngoài là động cơ đẩy mạnh xu hướng này.
Sự kiện đó đã được chú ý trong tuần này khi các cơ quan truyền thông Mỹ nêu bật nhãn hiệu “Made in China” - hàng sản xuất ở Trung Quốc, trên các bộ áo vét, sơ mi và quần dài mà các vận động viên Hoa Kỳ sẽ mặc trong Thế Vận Hội sắp tới ở London.
Lãnh tụ khối Đa số tại Thượng viện, ông Harry Reid, nói rằng quyết định chọn trang phục may ở nước ngoài là “hoàn toàn sai trái” trong bối cảnh công nhân ngành may mặc của Hoa Kỳ đang “hết sức cần có công ăn việc làm.” http://www.youtube.com/embed/OKvsXH6WcPI
http://www.youtube.com/embed/qHvpkzXj_-U