Khí hậu trái đất trong 30 năm qua của thế kỷ 20 ấm lên hơn bất cứ giai đoạn 30 năm nào trong vòng 1.400 năm qua.
Một cuộc nghiên cứu mới của hơn 80 nhà khoa học thuộc 24 quốc gia kết luận là nhiệt độ của thời đại hiện nay gia tăng do việc thải khí CO2 gia tăng và những loại khí thường được gọi là khí thải nhà kính.
Toán nghiên cứu quốc tế xây dựng lại sự chuyển đổi nhiệt độ trên toàn 7 lục địa bằng cách phân tích những dữ liệu từ những vòng của thân cây, phấn hoa, sự thành hình những hang động, lõi nước đá, hồ ao và những trầm tích của đại dương, và những số liệu lịch sử trên toàn thế giới.
Khuynh hướng kéo dài nhất trong vòng hai thiên niên kỷ qua là một thời gian dài nhiều thập niên mát dần, do hoạt động của núi lửa gia tăng, giảm sự chiếu xạ của mặt trời, thay đổi thảm thực vật và sự thay đổi chậm chạp quỹ đạo của trái đất chung quanh mặt trời.
Tuy nhiên những dữ liệu cho thấy có trường hợp ngoại lệ là nam cực, việc mát dần tự nhiên lên cao vào cuối thế kỷ 19, trùng hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hậu quả là gia tăng khí thải nhà kính.
Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy những giai đoạn ấm và mát có thể không phải trên toàn thế giới, với những khác biệt rõ rệt ở nhiệt độ trung bình giữa bắc và nam bán cầu.
Dữ liệu của cuộc nghiên cứu mới sẽ được công bố và được đưa vào phúc trình về khí hậu sắp tới của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.
Một cuộc nghiên cứu mới của hơn 80 nhà khoa học thuộc 24 quốc gia kết luận là nhiệt độ của thời đại hiện nay gia tăng do việc thải khí CO2 gia tăng và những loại khí thường được gọi là khí thải nhà kính.
Toán nghiên cứu quốc tế xây dựng lại sự chuyển đổi nhiệt độ trên toàn 7 lục địa bằng cách phân tích những dữ liệu từ những vòng của thân cây, phấn hoa, sự thành hình những hang động, lõi nước đá, hồ ao và những trầm tích của đại dương, và những số liệu lịch sử trên toàn thế giới.
Khuynh hướng kéo dài nhất trong vòng hai thiên niên kỷ qua là một thời gian dài nhiều thập niên mát dần, do hoạt động của núi lửa gia tăng, giảm sự chiếu xạ của mặt trời, thay đổi thảm thực vật và sự thay đổi chậm chạp quỹ đạo của trái đất chung quanh mặt trời.
Tuy nhiên những dữ liệu cho thấy có trường hợp ngoại lệ là nam cực, việc mát dần tự nhiên lên cao vào cuối thế kỷ 19, trùng hợp với thời kỳ công nghiệp hóa và hậu quả là gia tăng khí thải nhà kính.
Cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy những giai đoạn ấm và mát có thể không phải trên toàn thế giới, với những khác biệt rõ rệt ở nhiệt độ trung bình giữa bắc và nam bán cầu.
Dữ liệu của cuộc nghiên cứu mới sẽ được công bố và được đưa vào phúc trình về khí hậu sắp tới của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc bảo trợ.