Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon nói ông quan tâm về cảnh ngộ khốn khổ “đáng lo ngại” về mặt nhân đạo của người Hồi giáo Rohingya, và dường như có ý kêu gọi Miến Điện nên trao quyền công dân đầy đủ cho nhóm thiểu số này.
Trong một bài diễn văn đọc trước một cử tọa gồm các nhà ngoại giao tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thư ký Ban nói ông “quan tâm sâu sắc” về tình hình bạo lực giáo phái đã giết khoảng 200 người, và buộc 140.000 người phải dời cư trong năm qua.
Liên Hiệp Quốc đã miêu tả người Hồi giáo Rohingya là nhóm thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.
Họ bị khước từ quyền công dân, và không được hưởng các quyền căn bản khác tại Miến Điện, nơi mà nhóm thiểu số này bị coi là những di dân bất hợp pháp đến từ nước láng giềng Bangladesh.
Trong bài diễn văn đã soạn sẵn, Tổng thư ký Ban nói chính quyền Miến Điện nên đề ra “những bước cần thiết để giải quyết những khiếu nại chính đáng của các cộng đồng thiểu số, kể cả đòi hỏi được trở thành công dân của người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.”
Ngoài ra, ông Ban Ki Moon còn chỉ trích phản ứng của chính phủ Miến Điện đối với cuộc khủng hoảng phe phái này.
Ông Ban nói Tổng Thống Thein Sein phải có “hành động cụ thể” để trừng phạt những kẻ gây ra bạo động, và giảm thiểu những căng thẳng dẫn tới bất ổn.
Bất ổn khởi sự hồi năm ngoái với các cuộc xung đột giữa các tín hữu Phật giáo- là thành phần chiếm đa số, với người Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine ở phía Tây Miến Điện.
Hàng chục ngàn người Rohingya cho tới nay vẫn còn tạm trú trong các trại tỵ nạn tồi tàn.
Tình trạng bất ổn tại đây đe dọa các cải cách kinh tế và chính trị được phát động bởi Tổng Thống Thein Sein, người đang lãnh đạo Miến Điện để bỏ lại sau lưng chế độ cai trị quân sự độc tài kéo dài nhiều thập niên.
Các biện pháp cải cách ấy đã được nhiều quốc gia phương Tây ca ngợi, kể cả Hoa Kỳ, nước đã xóa bỏ đa số các biện pháp cấm vận đã áp đặt trước đây đối với Miến Điện.
Tuy nhiên một nhóm đại sứ của các nước Hồi giáo tại Liên Hiệp Quốc đã gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon hôm qua. Họ nói rằng Miến Điện không thể tái gia nhập cộng đồng quốc tế, trừ phi nước này giải quyết vấn đề người Hồi giáo Rohingya.
Trong một bài diễn văn đọc trước một cử tọa gồm các nhà ngoại giao tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thư ký Ban nói ông “quan tâm sâu sắc” về tình hình bạo lực giáo phái đã giết khoảng 200 người, và buộc 140.000 người phải dời cư trong năm qua.
Liên Hiệp Quốc đã miêu tả người Hồi giáo Rohingya là nhóm thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới.
Họ bị khước từ quyền công dân, và không được hưởng các quyền căn bản khác tại Miến Điện, nơi mà nhóm thiểu số này bị coi là những di dân bất hợp pháp đến từ nước láng giềng Bangladesh.
Trong bài diễn văn đã soạn sẵn, Tổng thư ký Ban nói chính quyền Miến Điện nên đề ra “những bước cần thiết để giải quyết những khiếu nại chính đáng của các cộng đồng thiểu số, kể cả đòi hỏi được trở thành công dân của người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.”
Ngoài ra, ông Ban Ki Moon còn chỉ trích phản ứng của chính phủ Miến Điện đối với cuộc khủng hoảng phe phái này.
Ông Ban nói Tổng Thống Thein Sein phải có “hành động cụ thể” để trừng phạt những kẻ gây ra bạo động, và giảm thiểu những căng thẳng dẫn tới bất ổn.
Bất ổn khởi sự hồi năm ngoái với các cuộc xung đột giữa các tín hữu Phật giáo- là thành phần chiếm đa số, với người Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine ở phía Tây Miến Điện.
Hàng chục ngàn người Rohingya cho tới nay vẫn còn tạm trú trong các trại tỵ nạn tồi tàn.
Tình trạng bất ổn tại đây đe dọa các cải cách kinh tế và chính trị được phát động bởi Tổng Thống Thein Sein, người đang lãnh đạo Miến Điện để bỏ lại sau lưng chế độ cai trị quân sự độc tài kéo dài nhiều thập niên.
Các biện pháp cải cách ấy đã được nhiều quốc gia phương Tây ca ngợi, kể cả Hoa Kỳ, nước đã xóa bỏ đa số các biện pháp cấm vận đã áp đặt trước đây đối với Miến Điện.
Tuy nhiên một nhóm đại sứ của các nước Hồi giáo tại Liên Hiệp Quốc đã gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon hôm qua. Họ nói rằng Miến Điện không thể tái gia nhập cộng đồng quốc tế, trừ phi nước này giải quyết vấn đề người Hồi giáo Rohingya.