Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ đông đảo tại Kyiv và các thủ phủ trong vùng, đã thỏa thuận cải tổ chính phủ và sửa đổi các đạo luật chống biểu tình mới gây nhiều tranh cãi.
Những nhượng bộ này được công bố hôm thứ Sáu, sau khi tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo tôn giáo tại thủ đô. Trong một cuộc họp được tường thuật rộng rãi, Tổng thống nói rằng những thay đổi sẽ được ban hành trong một phiên họp đặc biệt tại quốc hội vào đầu tuần tới và bao gồm các vụ ân xá cho hàng chục người hoạt động bị cầm tù.
Các cuộc đàm phán đang tiếp diễn giữa Tổng thống và các nhà lãnh đạo đối lập, dự kiến sẽ kéo dài qua cuối tuần.
Tin về việc Tổng thống nhượng bộ có vẻ chỉ có ít ảnh hưởng đối với hàng ngàn người biểu tình đã chiếm trung tâm thành phố trong nhiều ngày. Họ đòi chính phủ của Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, bầu cử Tổng thống sớm và bãi bỏ những hạn chế mới được áp đặt đối với các cuộc biểu tình.
Các hình ảnh trên truyền hình tối thứ Sáu cho thấy các đám lửa mừng lớn được đốt tại những nơi cắm trại của người biểu tình gần Quảng trường Độc lập và người biểu tình thì dựng thêm nhiều rào cản trên đường phố. Một cuộc tạm ngưng chiến khó khăn đã được kêu gọi sau cái chết của ít nhất ba người biểu tình hôm thứ Tư có vẻ sẽ được tiến hành.
Lực lượng chống chính phủ cũng đang chiếm ít nhất sáu thủ phủ trong vùng vào ngày thứ Sáu, sau khi tấn công các cơ sở chính phủ trên khắp một khu vực rộng ở miền tây Ukraina.
Những nhân chứng nói rằng, trong những tuần lễ mới đây, phong trào biểu tình có vẻ đã bị các thành viên của một tổ chức tranh đấu cực hữu chủ trương bạo động được biết với tên gọi Cánh Phải, một liên minh lỏng lẻo của các tổ chức quốc gia dân tộc, trà trộn vào. Sự hiện diện của tổ chức này đã thêm một yếu tố không ổn định vào vụ đối đầu mà các nhà phân tích nói là cả chính phủ lẫn phe đối lập dòng chính đều đang vất vả tranh đấu.
Cuộc khủng hoảng này đã phát sinh bởi quyết định của Tổng thống Ukraina đưa ra hôm 21 tháng 11 năm ngoái là rút ra khỏi một hiệp định thương mại với Liên hiệp châu Âu và ưu tiên cho những quan hệ kinh tế thân cận với Nga. Quyết định đó là kết quả của một kế hoạch cứu nguy trị giá nhiều tỉ đô la từ Moscow mà các phân tích gia nói là đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ gần như chắn chắn của quốc gia nghèo khó này.
Ngay lập tức sau khi bác bỏ hiệp định với Liên hiệp châu Âu, những người biểu tình thân châu Âu. tức giận về việc Tổng thống quay sang Moscow, đã chiếm đóng đường phố ở Kyiv và duy trì sự hiện diện của họ từ đó cho tới nay.
Những nhượng bộ này được công bố hôm thứ Sáu, sau khi tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo tôn giáo tại thủ đô. Trong một cuộc họp được tường thuật rộng rãi, Tổng thống nói rằng những thay đổi sẽ được ban hành trong một phiên họp đặc biệt tại quốc hội vào đầu tuần tới và bao gồm các vụ ân xá cho hàng chục người hoạt động bị cầm tù.
Các cuộc đàm phán đang tiếp diễn giữa Tổng thống và các nhà lãnh đạo đối lập, dự kiến sẽ kéo dài qua cuối tuần.
Tin về việc Tổng thống nhượng bộ có vẻ chỉ có ít ảnh hưởng đối với hàng ngàn người biểu tình đã chiếm trung tâm thành phố trong nhiều ngày. Họ đòi chính phủ của Thủ tướng Mykola Azarov từ chức, bầu cử Tổng thống sớm và bãi bỏ những hạn chế mới được áp đặt đối với các cuộc biểu tình.
Các hình ảnh trên truyền hình tối thứ Sáu cho thấy các đám lửa mừng lớn được đốt tại những nơi cắm trại của người biểu tình gần Quảng trường Độc lập và người biểu tình thì dựng thêm nhiều rào cản trên đường phố. Một cuộc tạm ngưng chiến khó khăn đã được kêu gọi sau cái chết của ít nhất ba người biểu tình hôm thứ Tư có vẻ sẽ được tiến hành.
Những nhân chứng nói rằng, trong những tuần lễ mới đây, phong trào biểu tình có vẻ đã bị các thành viên của một tổ chức tranh đấu cực hữu chủ trương bạo động được biết với tên gọi Cánh Phải, một liên minh lỏng lẻo của các tổ chức quốc gia dân tộc, trà trộn vào. Sự hiện diện của tổ chức này đã thêm một yếu tố không ổn định vào vụ đối đầu mà các nhà phân tích nói là cả chính phủ lẫn phe đối lập dòng chính đều đang vất vả tranh đấu.
Cuộc khủng hoảng này đã phát sinh bởi quyết định của Tổng thống Ukraina đưa ra hôm 21 tháng 11 năm ngoái là rút ra khỏi một hiệp định thương mại với Liên hiệp châu Âu và ưu tiên cho những quan hệ kinh tế thân cận với Nga. Quyết định đó là kết quả của một kế hoạch cứu nguy trị giá nhiều tỉ đô la từ Moscow mà các phân tích gia nói là đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ gần như chắn chắn của quốc gia nghèo khó này.
Ngay lập tức sau khi bác bỏ hiệp định với Liên hiệp châu Âu, những người biểu tình thân châu Âu. tức giận về việc Tổng thống quay sang Moscow, đã chiếm đóng đường phố ở Kyiv và duy trì sự hiện diện của họ từ đó cho tới nay.