CAIRO —
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi hôm thứ tư đã đọc một bài diễn văn truyền hình toàn quốc trong lúc những người chống đối ông và những người ủng hộ ông đang chuẩn bị để tổ chức những cuộc biểu tình qui mô lớn. Theo tường thuật do thông tín viên Elizabeth Arrott của đài VOA ở Cairo, bài diễn văn của ông Morsi có phần chắc sẽ không làm giảm được sự chia rẽ đang hoành hành ở nước này.
Diễn văn tối thứ tư của ông Morsi không phải là một cử chỉ hòa giải mà một số người ở Ai Cập hy vọng là ông sẽ bày tỏ.
Ông Morsi chế nhạo các đối thủ của ông, tố cáo các viên chức trong ngành tư pháp là tham ô, và đổ lỗi cho chính quyền cũ và những người ủng hộ chính quyền đó về những vấn đề của đất nước. Ông nói rằng những người đó đang tìm cách phá hoại cuộc cách mạng đã loại họ ra khỏi quyền lực.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận là trong năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo, ông đã phạm phải một số sai lầm cần phải sửa chữa.
Phát biểu ở Cairo trước một cử tọa được mời đến, ông Morsi nói rằng Ai Cập cần có những sự cải cách nhanh chóng và sâu rộng để quay lại với con đường đúng đắn để tiến tới.
Ông cũng thừa nhận điều mà ông gọi là “đối lập yêu nước.” Nhưng ông đã nêu tên để chỉ trích những người trong chế độ cũ, những người thuộc phe đối lập hiện nay, những người trong giới truyền thông và những người trong giới doanh thương đang chống lại ông.
Tổng thống Morsi nói rằng phe đối lập không tôn trọng những nguyên tắc căn bản của thể chế dân chủ và cứ gọi chính phủ là bất hợp pháp mà không chịu tham gia tiến trình chính trị. Ông hối thúc những người này tham gia cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
Tổng thống Morsi tố cáo những người mà ông gọi là kẻ thù của Ai Cập đang tìm đủ mọi cách để phá hoại “cuộc trải nghiệm dân chủ.” Ông cũng nói rằng những cuộc biểu tình phản kháng từ khi ông lên nắm quyền đã gây tổn hại cho nền kinh tế và buộc chính phủ ông phải tìm kiếm sự trợ giúp của các nước khác.
Ai Cập đang chuẩn bị để ứng phó với điều mà nhiều người tin là đợt biểu tình phản kháng lớn nhất kể từ khi ông Morsi lên nắm quyền hồi tháng 6, cùng với những cuộc biểu tình của những người thuộc he Hồi giáo ủng hộ ông.
Vài giờ trước khi Tổng thống Morsi đọc diễn văn, những vụ đụng độ gây chết người trên đường phố đã bùng ra ở thành phố Mansoura trong vùng đồng bằng sông Nile. Nhiều đám đông đã tụ tập ỡ những thành phố khác.
Dân chúng đang ra sức tích trữ tiền mặt, thức ăn và những vật dụng khác vì e rằng sinh hoạt trong những ngày sắp tới sẽ bị gián đoạn. Những đoàn xe nối đuôi nhau chờ đổ xăng, vốn đã khá dài trong thời gian qua, giờ đây đã kéo dài thêm tới cả một cây số hay hơn nữa. Tổng thống Morsi xin lỗi về việc này nhưng ông cũng qui lỗi cho nạn tham nhũng và những tay mua bán chợ đen.
Những người chống đối - chủ yếu là những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người có chủ trương thế tục và những người thuộc phe tự do, đang đòi ông Morsi từ chức. Họ nói rằng ông đã đánh mất tính chính thống và gây chia rẽ cho đất nước trong lúc làm cho cuộc sống hàng ngày của người dân trở nên tệ hại hơn.
Những người ủng hộ Tổng thống Morsi hầu hết là thuộc nhóm Huynh đệ Hồi giáo và những nhóm Hồi giáo bảo thủ hơn. Họ nói rằng ông Morsi phải được phép phục vụ cho hết nhiệm kỳ. Những phần tử cực đoan cũng đe dọa sử dụng bạo lực để chống lại phe đối lập.
Trong bài diễn văn tối thứ tư, Tổng thống Morsi đã tìm cách nêu lên những thành quả hoạt động của ông, trong đó có việc tăng mức lương tối thiểu. Và sau khi nêu tên các đối thủ để đả kích, ông đề nghị thành lập một ủy ban hòa giải để các bên có thể tự do thảo luận với nhau.
Tuy nhiên, như một đối thủ của ông Morsi đã cho biết trong một tin nhắn tweeter trong lúc bài diễn văn dài lê thê của ông sắp hết, “dường như ông đã quyết định là cách tốt nhất để chửa lữa là dùng xăng tưới vào.”
Diễn văn tối thứ tư của ông Morsi không phải là một cử chỉ hòa giải mà một số người ở Ai Cập hy vọng là ông sẽ bày tỏ.
Ông Morsi chế nhạo các đối thủ của ông, tố cáo các viên chức trong ngành tư pháp là tham ô, và đổ lỗi cho chính quyền cũ và những người ủng hộ chính quyền đó về những vấn đề của đất nước. Ông nói rằng những người đó đang tìm cách phá hoại cuộc cách mạng đã loại họ ra khỏi quyền lực.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận là trong năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo, ông đã phạm phải một số sai lầm cần phải sửa chữa.
Phát biểu ở Cairo trước một cử tọa được mời đến, ông Morsi nói rằng Ai Cập cần có những sự cải cách nhanh chóng và sâu rộng để quay lại với con đường đúng đắn để tiến tới.
Ông cũng thừa nhận điều mà ông gọi là “đối lập yêu nước.” Nhưng ông đã nêu tên để chỉ trích những người trong chế độ cũ, những người thuộc phe đối lập hiện nay, những người trong giới truyền thông và những người trong giới doanh thương đang chống lại ông.
Tổng thống Morsi nói rằng phe đối lập không tôn trọng những nguyên tắc căn bản của thể chế dân chủ và cứ gọi chính phủ là bất hợp pháp mà không chịu tham gia tiến trình chính trị. Ông hối thúc những người này tham gia cuộc bầu cử quốc hội sắp tới.
Tổng thống Morsi tố cáo những người mà ông gọi là kẻ thù của Ai Cập đang tìm đủ mọi cách để phá hoại “cuộc trải nghiệm dân chủ.” Ông cũng nói rằng những cuộc biểu tình phản kháng từ khi ông lên nắm quyền đã gây tổn hại cho nền kinh tế và buộc chính phủ ông phải tìm kiếm sự trợ giúp của các nước khác.
Ai Cập đang chuẩn bị để ứng phó với điều mà nhiều người tin là đợt biểu tình phản kháng lớn nhất kể từ khi ông Morsi lên nắm quyền hồi tháng 6, cùng với những cuộc biểu tình của những người thuộc he Hồi giáo ủng hộ ông.
Vài giờ trước khi Tổng thống Morsi đọc diễn văn, những vụ đụng độ gây chết người trên đường phố đã bùng ra ở thành phố Mansoura trong vùng đồng bằng sông Nile. Nhiều đám đông đã tụ tập ỡ những thành phố khác.
Dân chúng đang ra sức tích trữ tiền mặt, thức ăn và những vật dụng khác vì e rằng sinh hoạt trong những ngày sắp tới sẽ bị gián đoạn. Những đoàn xe nối đuôi nhau chờ đổ xăng, vốn đã khá dài trong thời gian qua, giờ đây đã kéo dài thêm tới cả một cây số hay hơn nữa. Tổng thống Morsi xin lỗi về việc này nhưng ông cũng qui lỗi cho nạn tham nhũng và những tay mua bán chợ đen.
Những người chống đối - chủ yếu là những người theo chủ nghĩa dân tộc, những người có chủ trương thế tục và những người thuộc phe tự do, đang đòi ông Morsi từ chức. Họ nói rằng ông đã đánh mất tính chính thống và gây chia rẽ cho đất nước trong lúc làm cho cuộc sống hàng ngày của người dân trở nên tệ hại hơn.
Những người ủng hộ Tổng thống Morsi hầu hết là thuộc nhóm Huynh đệ Hồi giáo và những nhóm Hồi giáo bảo thủ hơn. Họ nói rằng ông Morsi phải được phép phục vụ cho hết nhiệm kỳ. Những phần tử cực đoan cũng đe dọa sử dụng bạo lực để chống lại phe đối lập.
Trong bài diễn văn tối thứ tư, Tổng thống Morsi đã tìm cách nêu lên những thành quả hoạt động của ông, trong đó có việc tăng mức lương tối thiểu. Và sau khi nêu tên các đối thủ để đả kích, ông đề nghị thành lập một ủy ban hòa giải để các bên có thể tự do thảo luận với nhau.
Tuy nhiên, như một đối thủ của ông Morsi đã cho biết trong một tin nhắn tweeter trong lúc bài diễn văn dài lê thê của ông sắp hết, “dường như ông đã quyết định là cách tốt nhất để chửa lữa là dùng xăng tưới vào.”