SEOUL —
Có tin cho hay một viên chức hàng đầu của một trong những công ty internet nổi tiếng nhất thế giới đang chuẩn bị đi thăm một nước mà sự truy cập internet bị hạn chế nghiêm ngặt nhất thế giới. Hãng thông tấn AP nói rằng Tổng Giám đốc Google, Eric Schmidt, sẽ đến Bắc Triều Tiên, có lẽ là trong tháng này. Một phát ngôn viên của Google không phủ nhận tin này mà chỉ nói rằng công ty ông không bình luận gì về những chuyến du hành có tính chất cá nnân của các viên chức của công ty. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gởi về bài tường thuật sau đây.
Ông Eric Schmidt, Tổng Giám đốc Google, là người mạnh mẽ cổ xúy cho tự do internet. Vì thế cho nên, có lẽ là một điều trớ trêu khi ông định đến thăm một nước có những hạn chế nghiêm nhặt nhất thế giới đối với việc truy cập internet.
Người ta tin rằng tại Bắc Triều Tiên chỉ có vài ngàn người thuộc tầng lớp tinh anh là được quyền sử dụng internet.
Tuy nhiên, người đại diện cho Quỹ Á Châu ở Nam Triều Tiên không cảm thấy ngạc nhiên khi nghe nói ông Schmidt muốn đi thăm Bình Nhưỡng. Ông Peter Beck nói rằng Bắc Triều Tiên và Google muốn phát triển các mối quan hệ giữa đôi bên.
Ông Beck nói: "Google đã tổ chức tại trụ sở của họ một loạt những cuộc diễn thuyết và tiếp đón những cá nhân và tổ chức có những hoạt động liên hệ tới Bắc Triều Tiên. Và trên thực tế, Quỹ Á châu chúng tôi là một trong những tổ chức đồng bảo trợ cho một phái đoàn gồm 10 quan chức Bắc Triều Tiên đến thăm Hoa Kỳ năm 2011 và một trong những nơi mà chúng tôi đưa họ đến thăm là công ty Google."
Là một trong những nước nghèo nhất thế giới, Bắc Triều Tiên rõ ràng là không có triển vọng trở thành một thị trường mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty Google. Công ty cung ứng dịch vụ tìm kiếm trên mạng lớn nhất thế giới này có số tích sản lên tới khoảng 235 tỉ đô la, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội của Bắc Triều Tiên khoảng 6 lần.
Ông Peter Beck của Quỹ Á châu cho biết ông Schmidt dường như có những ưu tiên khác khi tìm cách phát triển quan hệ với Bình Nhưỡng.
Ông Beck nói tiếp: "Tôi không nghĩ rằng Google có những cơ hội lớn về kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Nhưng tôi tin rằng đây là một phần của một cam kết rộng lớn hơn của Google đối với việc phổ cập công nghệ thông tin trên khắp thế giới. Và Bắc Triều Tiên có thể nói là biên cương cuối cùng. Trong lãnh vực internet Bắc Triều Tiên là nước bị cô lập nhất, và Google có thể là một phương tiện rất mạnh mẽ để việc sử dụng internet ở Bắc Triều Tiên được phát triển."
Có một số lời đồn đại là một trong các mục tiêu của chuyến đi của ông Schmidt là vận động để Bắc Triều Tiên trả tự do cho một công dân Mỹ mà họ bắt giữ hồi gần đây.
Ông Kenneth Bae, một nhân viên hướng dẫn du lịch người Mỹ gốc Triều Tiên đã bị bắt hồi tháng trước. Các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng ông Bae bị bắt về những tội chống nhà nước, nhưng họ không cho biết các chi tiết cụ thể.
Hãng thông tấn AP cho biết ông Schmidt sẽ đi chung với một phái đoàn tư nhân nằm dưới sự hướng dẫn của ông Bill Richardson, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc và là cựu Thống đốc tiểu bang New Mexico.
Trong quá khứ, ông Richardson đã nhiều lần đến Bắc Triều Tiên để thương lượng về việc trả tự do cho những người Mỹ bị nhà cầm quyền Bình Nhưỡng giam giữ.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao. Quốc gia bị cô lập và nghèo khó này đang bị cộng đồng quốc tế chế tài vì những hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.
Ông Eric Schmidt, Tổng Giám đốc Google, là người mạnh mẽ cổ xúy cho tự do internet. Vì thế cho nên, có lẽ là một điều trớ trêu khi ông định đến thăm một nước có những hạn chế nghiêm nhặt nhất thế giới đối với việc truy cập internet.
Người ta tin rằng tại Bắc Triều Tiên chỉ có vài ngàn người thuộc tầng lớp tinh anh là được quyền sử dụng internet.
Tuy nhiên, người đại diện cho Quỹ Á Châu ở Nam Triều Tiên không cảm thấy ngạc nhiên khi nghe nói ông Schmidt muốn đi thăm Bình Nhưỡng. Ông Peter Beck nói rằng Bắc Triều Tiên và Google muốn phát triển các mối quan hệ giữa đôi bên.
Ông Beck nói: "Google đã tổ chức tại trụ sở của họ một loạt những cuộc diễn thuyết và tiếp đón những cá nhân và tổ chức có những hoạt động liên hệ tới Bắc Triều Tiên. Và trên thực tế, Quỹ Á châu chúng tôi là một trong những tổ chức đồng bảo trợ cho một phái đoàn gồm 10 quan chức Bắc Triều Tiên đến thăm Hoa Kỳ năm 2011 và một trong những nơi mà chúng tôi đưa họ đến thăm là công ty Google."
Là một trong những nước nghèo nhất thế giới, Bắc Triều Tiên rõ ràng là không có triển vọng trở thành một thị trường mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty Google. Công ty cung ứng dịch vụ tìm kiếm trên mạng lớn nhất thế giới này có số tích sản lên tới khoảng 235 tỉ đô la, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội của Bắc Triều Tiên khoảng 6 lần.
Ông Peter Beck của Quỹ Á châu cho biết ông Schmidt dường như có những ưu tiên khác khi tìm cách phát triển quan hệ với Bình Nhưỡng.
Ông Beck nói tiếp: "Tôi không nghĩ rằng Google có những cơ hội lớn về kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Nhưng tôi tin rằng đây là một phần của một cam kết rộng lớn hơn của Google đối với việc phổ cập công nghệ thông tin trên khắp thế giới. Và Bắc Triều Tiên có thể nói là biên cương cuối cùng. Trong lãnh vực internet Bắc Triều Tiên là nước bị cô lập nhất, và Google có thể là một phương tiện rất mạnh mẽ để việc sử dụng internet ở Bắc Triều Tiên được phát triển."
Có một số lời đồn đại là một trong các mục tiêu của chuyến đi của ông Schmidt là vận động để Bắc Triều Tiên trả tự do cho một công dân Mỹ mà họ bắt giữ hồi gần đây.
Ông Kenneth Bae, một nhân viên hướng dẫn du lịch người Mỹ gốc Triều Tiên đã bị bắt hồi tháng trước. Các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng ông Bae bị bắt về những tội chống nhà nước, nhưng họ không cho biết các chi tiết cụ thể.
Hãng thông tấn AP cho biết ông Schmidt sẽ đi chung với một phái đoàn tư nhân nằm dưới sự hướng dẫn của ông Bill Richardson, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc và là cựu Thống đốc tiểu bang New Mexico.
Trong quá khứ, ông Richardson đã nhiều lần đến Bắc Triều Tiên để thương lượng về việc trả tự do cho những người Mỹ bị nhà cầm quyền Bình Nhưỡng giam giữ.
Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao. Quốc gia bị cô lập và nghèo khó này đang bị cộng đồng quốc tế chế tài vì những hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.