Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam ra Tuyên bố chung yêu cầu nhà nước tôn trọng quyền tự do lập hội của công dân theo đúng Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Hà Nội đã tham gia ký kết.
Tuyên bố ngày 4/5 của 13 tổ chức trong nước được đưa ra sau khi Hội Cựu Tù nhân Chính trị bị an ninh sách nhiễu và yêu cầu phải chấm dứt hoạt động.
Thành viên ban điều hành Hội Cựu Tù nhân Chính trị, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bác Hải, nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi muốn nhấn mạnh quyền tự do lập hội cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và quyền không bị quấy nhiễu. Chính quyền không thể cứ tiếp cận gia đình những người bất đồng chính kiến, quấy nhiễu và áp lực để những người bất đồng chính kiến ngưng các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Đó là hai ý chính trong bản Tuyên bố chung chúng tôi vừa đưa ra.”
Ông Hải cho biết an ninh Việt Nam cáo buộc hoạt động của Hội là bất hợp pháp vì không xin phép nhà nước. Về vấn đề ‘đăng ký’ và ‘xin phép’ đối với các tổ chức xã hội dân sự trong nước, ông Hải nói:
“Việt Nam không hề có luật về lập hội, dường như không hề có cơ hội cho các tổ chức độc lập ngoài nhà nước được hình thành và hoạt động. Cụ thể như Hội Bạch Đằng Giang, sau khi tôi ra tù, tôi đã cố gắng đăng ký với nhà nước, nhưng rõ ràng không những họ không cho phép mà còn quấy nhiễu những thành viên tham gia đứng đơn đăng ký. Cho nên, với Hội Cựu Tù nhân Chính trị, theo cơ chế hiện hành, cũng sẽ không bao giờ có cơ hội để đăng ký, cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động.”
Tuyên bố chung của 13 tổ chức xã hội dân sự trích dẫn điều 21 trong Công ước quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự được Việt Nam ký năm 1982 nêu rõ ‘quyền hội họp ôn hòa phải được công nhận’ và ‘không bị hạn chế’.
Tuyên bố cũng đề nghị quốc hội Việt Nam khẩn trương ban hành luật lập hội để các tổ chức xã hội dân sự trong nước có thể tiến hành các thủ tục hoạt động theo quy định.
Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên trong Tuyên bố khẳng định họ bác bỏ yêu cầu của nhà cầm quyền buộc họ phải chấm dứt hoạt động.
Họ cảnh báo rằng nếu tiếp tục bị gây sức ép hoặc bị sách nhiễu, họ sẽ xét tới việc khiếu nại lên các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế.
Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đồng ký tên vào một Tuyên bố chung phản ứng trước các vi phạm về quyền tự do lập hội của người dân giữa bối cảnh xã hội dân sự tại Việt Nam đang manh nha phát triển.
Tuyên bố ngày 4/5 của 13 tổ chức trong nước được đưa ra sau khi Hội Cựu Tù nhân Chính trị bị an ninh sách nhiễu và yêu cầu phải chấm dứt hoạt động.
Thành viên ban điều hành Hội Cựu Tù nhân Chính trị, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bác Hải, nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi muốn nhấn mạnh quyền tự do lập hội cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và quyền không bị quấy nhiễu. Chính quyền không thể cứ tiếp cận gia đình những người bất đồng chính kiến, quấy nhiễu và áp lực để những người bất đồng chính kiến ngưng các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Đó là hai ý chính trong bản Tuyên bố chung chúng tôi vừa đưa ra.”
Ông Hải cho biết an ninh Việt Nam cáo buộc hoạt động của Hội là bất hợp pháp vì không xin phép nhà nước. Về vấn đề ‘đăng ký’ và ‘xin phép’ đối với các tổ chức xã hội dân sự trong nước, ông Hải nói:
“Việt Nam không hề có luật về lập hội, dường như không hề có cơ hội cho các tổ chức độc lập ngoài nhà nước được hình thành và hoạt động. Cụ thể như Hội Bạch Đằng Giang, sau khi tôi ra tù, tôi đã cố gắng đăng ký với nhà nước, nhưng rõ ràng không những họ không cho phép mà còn quấy nhiễu những thành viên tham gia đứng đơn đăng ký. Cho nên, với Hội Cựu Tù nhân Chính trị, theo cơ chế hiện hành, cũng sẽ không bao giờ có cơ hội để đăng ký, cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động.”
Tuyên bố chung của 13 tổ chức xã hội dân sự trích dẫn điều 21 trong Công ước quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự được Việt Nam ký năm 1982 nêu rõ ‘quyền hội họp ôn hòa phải được công nhận’ và ‘không bị hạn chế’.
Tuyên bố cũng đề nghị quốc hội Việt Nam khẩn trương ban hành luật lập hội để các tổ chức xã hội dân sự trong nước có thể tiến hành các thủ tục hoạt động theo quy định.
Các tổ chức xã hội dân sự đồng ký tên trong Tuyên bố khẳng định họ bác bỏ yêu cầu của nhà cầm quyền buộc họ phải chấm dứt hoạt động.
Họ cảnh báo rằng nếu tiếp tục bị gây sức ép hoặc bị sách nhiễu, họ sẽ xét tới việc khiếu nại lên các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế.
Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đồng ký tên vào một Tuyên bố chung phản ứng trước các vi phạm về quyền tự do lập hội của người dân giữa bối cảnh xã hội dân sự tại Việt Nam đang manh nha phát triển.
Your browser doesn’t support HTML5