Một tổ chức giám sát vũ khí hóa học quốc tế đã nhóm họp trong ngày hôm nay để quyết định về phương cách cũng như địa điểm để thực hiện tiến trình nguy hiểm nhằm phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, gọi tắt tiếng Anh là OPCW, trước đó nói rằng giải pháp khả thi nhất là dời các vũ khí trong kho ra khỏi Syria, một nước còn đang bị chiến tranh sâu xé, trước khi phá hủy các vũ khí này.
Chính quyền Syria, trước đó đã đệ nạp một kế hoạch giải giới chi tiết cho Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, cũng chia sẻ quan điểm này. Nhưng nỗ lực tìm ra một quốc gia thứ Ba chịu tiếp nhận các vũ khí ấy cho tới nay đã không thành công.
Hôm qua, Na-Uy đề nghị phái một tàu hải quân và một tàu chở hàng dân sự tới Syria để giúp chuyên chở các vũ khí. Trước đó, Oslo bác bỏ yêu cầu của Hoa Kỳ là phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ Na-Uy.
Quyết định mà Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học dự kiến sẽ đưa ra hôm nay là bước kế tiếp trong một kế hoạch được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, theo đó Syria đồng ý phá hủy khí độc thần kinh trước giữa năm 2014.
Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, gọi tắt tiếng Anh là OPCW, trước đó nói rằng giải pháp khả thi nhất là dời các vũ khí trong kho ra khỏi Syria, một nước còn đang bị chiến tranh sâu xé, trước khi phá hủy các vũ khí này.
Chính quyền Syria, trước đó đã đệ nạp một kế hoạch giải giới chi tiết cho Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học, cũng chia sẻ quan điểm này. Nhưng nỗ lực tìm ra một quốc gia thứ Ba chịu tiếp nhận các vũ khí ấy cho tới nay đã không thành công.
Hôm qua, Na-Uy đề nghị phái một tàu hải quân và một tàu chở hàng dân sự tới Syria để giúp chuyên chở các vũ khí. Trước đó, Oslo bác bỏ yêu cầu của Hoa Kỳ là phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria trên lãnh thổ Na-Uy.
Quyết định mà Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học dự kiến sẽ đưa ra hôm nay là bước kế tiếp trong một kế hoạch được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, theo đó Syria đồng ý phá hủy khí độc thần kinh trước giữa năm 2014.