Tổ chức các quốc gia Mỹ châu hôm thứ Năm đã mở phiên họp khẩn để thảo luận về vụ tranh chấp giữa Ecuador với Anh, sau khi Ecuador quyết định cấp qui chế tị nạn cho ông Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.
Đại sứ Ecuador Maria Isabel nói với các hội viên của Tổ chức các quốc gia Mỹ châu OAS ở Washington rằng việc nước Anh dọa xông vào sứ quán Ecuador ở London để bắt ông Assange là một hành vi thù địch và vi phạm các luật lệ quốc tế. Bà nói:
"Bất kỳ cơ quan hữu trách nào của nước chủ nhà cũng đều không thể xông vào cơ sở của một phái bộ ngoại giao mà không vi phạm nghiêm trọng những cam kết quốc tế được xác lập trong các điều ước giữa các quốc gia văn minh."
Một phát ngôn viên của phái bộ quan sát Anh tại OAS nói rằng London không hề vi phạm bất kỳ luật lệ nào trong vụ án của ông Assange. Ông Edgar Ugale nói rằng theo luật quốc tế Anh Quốc có bổn phận dẫn độ ông Assagne sang Thụy Điển để được thẩm vấn về những cáo giác xâm hại tính dục mà ông này phủ nhận. Ông nói:
"Chúng tôi sẽ không để cho ông Assange được an toàn rời khỏi nước Anh và không có cơ sở pháp lý nào để chúng tôi cho phép như thế. Anh Quốc không chấp nhận nguyên tắc tị nạn ngoại giao và đồng thời chúng tôi tin rằng việc dùng sứ quán Ecuador để giúp ông ta có thể tránh bị bắt và bị dẫn độ là không phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Ecuador theo qui định của Công ước Vienna về quyền ngoại giao."
Sau khi thất bại trong cuộc chiến pháp lý để chống lại việc bị dẫn độ sang Thụy Điển, ông Assange đã vào ẩn náu trong sứ quán Ecuador từ tháng 6.
Phái bộ quan sát của Thụy Điển tại OAS nói với các thành viên của tổ chức này rằng việc Ecuador tìm cách ngăn cản tiến trình tư pháp của Thụy Điển là một việc “không thể chấp nhận.”
Ông Assange e rằng Thụy Điển có thể dẫn độ ông sang Mỹ để đối mặt với những cáo trạng liên quan tới việc phổ biến vào năm 2010 hàng trăm ngàn tài liệu mật, trong đó có những công điện ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ về các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Một người phát ngôn của WikiLeaks nói rằng ông Assange sẽ xuất hiện trước sứ quán Ecuador ở London vào Chủ nhật này để đưa ra một tuyên bố.
Đại sứ Ecuador Maria Isabel nói với các hội viên của Tổ chức các quốc gia Mỹ châu OAS ở Washington rằng việc nước Anh dọa xông vào sứ quán Ecuador ở London để bắt ông Assange là một hành vi thù địch và vi phạm các luật lệ quốc tế. Bà nói:
"Bất kỳ cơ quan hữu trách nào của nước chủ nhà cũng đều không thể xông vào cơ sở của một phái bộ ngoại giao mà không vi phạm nghiêm trọng những cam kết quốc tế được xác lập trong các điều ước giữa các quốc gia văn minh."
Một phát ngôn viên của phái bộ quan sát Anh tại OAS nói rằng London không hề vi phạm bất kỳ luật lệ nào trong vụ án của ông Assange. Ông Edgar Ugale nói rằng theo luật quốc tế Anh Quốc có bổn phận dẫn độ ông Assagne sang Thụy Điển để được thẩm vấn về những cáo giác xâm hại tính dục mà ông này phủ nhận. Ông nói:
"Chúng tôi sẽ không để cho ông Assange được an toàn rời khỏi nước Anh và không có cơ sở pháp lý nào để chúng tôi cho phép như thế. Anh Quốc không chấp nhận nguyên tắc tị nạn ngoại giao và đồng thời chúng tôi tin rằng việc dùng sứ quán Ecuador để giúp ông ta có thể tránh bị bắt và bị dẫn độ là không phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Ecuador theo qui định của Công ước Vienna về quyền ngoại giao."
Sau khi thất bại trong cuộc chiến pháp lý để chống lại việc bị dẫn độ sang Thụy Điển, ông Assange đã vào ẩn náu trong sứ quán Ecuador từ tháng 6.
Phái bộ quan sát của Thụy Điển tại OAS nói với các thành viên của tổ chức này rằng việc Ecuador tìm cách ngăn cản tiến trình tư pháp của Thụy Điển là một việc “không thể chấp nhận.”
Ông Assange e rằng Thụy Điển có thể dẫn độ ông sang Mỹ để đối mặt với những cáo trạng liên quan tới việc phổ biến vào năm 2010 hàng trăm ngàn tài liệu mật, trong đó có những công điện ngoại giao của Bộ Ngoại giao Mỹ về các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Một người phát ngôn của WikiLeaks nói rằng ông Assange sẽ xuất hiện trước sứ quán Ecuador ở London vào Chủ nhật này để đưa ra một tuyên bố.