MOSCOW —
Trưởng phái đoàn Liên Hiệp châu Âu tại Nga đã tỏ ý hoài nghi về tính hữu hiệu của thỏa thuận mà nhiều bên đạt được hồi tuần trước nhằm làm dịu bớt tình trạng căng thẳng ở Ukraine. Thông tín viên VOA Michael Eckels tường thuật rằng ông Vygaudas Usackas đã nói chuyện với các phóng viên trong khi Ukraine kêu gọi Nga giải thích về các cuộc diễn tập quân sự gần biên giới nước họ.
Đại sứ Liên Hiệp châu Âu tại Nga, ông Vygaudas Usackas nói rằng không có một giải pháp kỳ diệu nào cho các vấn đề tại Ukraine. Ông nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve tuần trước là một nền tảng duy nhất đạt được sự đồng thuận chung để giải quyết tình hình, nhưng ông cũng nói rằng thỏa thuận đó có thể không đạt hiệu quả:
“Thật đáng tiếc là tại miền đông ở Ukraine, chúng tôi chứng kiến ít, thậm chí không có tiến bộ nào về việc thực thi các thỏa thuận Geneva, nhất là có liên quan tới việc giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp”
Ông Usackas kêu gọi Nga “tăng cường” nỗ lực nhằm làm dịu bớt căng thẳng. Tại miền đông Ukraine hôm thứ Năm, giao tranh giữa các lực lượng an ninh Ukraine và các nhà hoạt động thân Nga đã làm ít nhất 5 chiến binh thiệt mạng. Tổng thống Nga Vladimir Putin coi đó là một ‘tội ác’ và đe dọa thực thi điều ông gọi là ‘các hậu quả’.
Ông Usackas nhận định về điều mà chính phủ Ukraine gọi là ‘các hoạt động chống khủng bố’:
“Chúng tôi tôn trọng quyền bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của chính phủ Ukraine, nhưng đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan, trong đó có cả chính phủ Ukraine, phải tránh các hành động khiêu khích.”
Trong khi ông Usackas kêu gọi hòa bình, các đơn vị quân sự Nga bố trí ngay bên kia biên giới Ukraine bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự để đáp lại các hoạt động của chính phủ Ukraine.
Ông Usackas nói rằng Nga có thể sẽ phải đối mặt thêm với các biện pháp trừng phạt trong tương lai:
“Ủy ban [châu Âu] đang tiến hành công việc chuẩn bị cho một vòng chế tài thứ ba liên quan tới kinh tế”
Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể sẽ mạnh lên nếu thỏa thuận Geneve đạt được gần đây bị đổ vỡ. Có nhiều phần chắc các biện pháp trừng phạt đó sẽ bao gồm thêm các lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản, chứ không phải các biện pháp cấm vận khí đốt và dầu mỏ. Ông nhận định:
“Cả hai bên đều rất thực tế rằng trong tương lai gần hai bên vẫn sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Về vấn đề hợp tác năng lượng, Nga cần tiền mặt và chúng tôi cần khí đốt của Nga”
Trong khi đó, hãng tin Interfax đưa tin rằng tập đoàn Gazprom của Nga đã gửi cho đối tác Ukraine của mình là Naftogaz hóa đơn 11,4 tỷ đôla tiền mua khí đốt chưa thanh toán.
Cuối cùng, ông Usackas nói rằng trên thị trường mang tính toàn cầu hiện nay, Liên hiệp châu Âu phải tính toán kỹ về điều ông gọi là “mục đích cuối cùng’ trong khi đối phó với Nga:
“Liên bang Nga khác xa so với những gì mà chúng tôi đã trông đợi, và chúng tôi phải thừa nhận điều đó và đương đầu với các thực tế”.
Vào lúc này, thực tế đó không rõ ràng khi các biện pháp ngoại giao tìm cách giữ cho cuộc khẩu chiến ngôn từ không biến thành chiến trường.
Đại sứ Liên Hiệp châu Âu tại Nga, ông Vygaudas Usackas nói rằng không có một giải pháp kỳ diệu nào cho các vấn đề tại Ukraine. Ông nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng thỏa thuận đạt được tại Geneve tuần trước là một nền tảng duy nhất đạt được sự đồng thuận chung để giải quyết tình hình, nhưng ông cũng nói rằng thỏa thuận đó có thể không đạt hiệu quả:
“Thật đáng tiếc là tại miền đông ở Ukraine, chúng tôi chứng kiến ít, thậm chí không có tiến bộ nào về việc thực thi các thỏa thuận Geneva, nhất là có liên quan tới việc giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp”
Ông Usackas kêu gọi Nga “tăng cường” nỗ lực nhằm làm dịu bớt căng thẳng. Tại miền đông Ukraine hôm thứ Năm, giao tranh giữa các lực lượng an ninh Ukraine và các nhà hoạt động thân Nga đã làm ít nhất 5 chiến binh thiệt mạng. Tổng thống Nga Vladimir Putin coi đó là một ‘tội ác’ và đe dọa thực thi điều ông gọi là ‘các hậu quả’.
Ông Usackas nhận định về điều mà chính phủ Ukraine gọi là ‘các hoạt động chống khủng bố’:
“Chúng tôi tôn trọng quyền bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của chính phủ Ukraine, nhưng đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan, trong đó có cả chính phủ Ukraine, phải tránh các hành động khiêu khích.”
Trong khi ông Usackas kêu gọi hòa bình, các đơn vị quân sự Nga bố trí ngay bên kia biên giới Ukraine bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự để đáp lại các hoạt động của chính phủ Ukraine.
Ông Usackas nói rằng Nga có thể sẽ phải đối mặt thêm với các biện pháp trừng phạt trong tương lai:
“Ủy ban [châu Âu] đang tiến hành công việc chuẩn bị cho một vòng chế tài thứ ba liên quan tới kinh tế”
Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể sẽ mạnh lên nếu thỏa thuận Geneve đạt được gần đây bị đổ vỡ. Có nhiều phần chắc các biện pháp trừng phạt đó sẽ bao gồm thêm các lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản, chứ không phải các biện pháp cấm vận khí đốt và dầu mỏ. Ông nhận định:
“Cả hai bên đều rất thực tế rằng trong tương lai gần hai bên vẫn sẽ phụ thuộc lẫn nhau. Về vấn đề hợp tác năng lượng, Nga cần tiền mặt và chúng tôi cần khí đốt của Nga”
Trong khi đó, hãng tin Interfax đưa tin rằng tập đoàn Gazprom của Nga đã gửi cho đối tác Ukraine của mình là Naftogaz hóa đơn 11,4 tỷ đôla tiền mua khí đốt chưa thanh toán.
Cuối cùng, ông Usackas nói rằng trên thị trường mang tính toàn cầu hiện nay, Liên hiệp châu Âu phải tính toán kỹ về điều ông gọi là “mục đích cuối cùng’ trong khi đối phó với Nga:
“Liên bang Nga khác xa so với những gì mà chúng tôi đã trông đợi, và chúng tôi phải thừa nhận điều đó và đương đầu với các thực tế”.
Vào lúc này, thực tế đó không rõ ràng khi các biện pháp ngoại giao tìm cách giữ cho cuộc khẩu chiến ngôn từ không biến thành chiến trường.