KYIV —
Trong lúc tình hình Ukraina tiếp tục căng thẳng vì vụ xâm lăng của Nga ở bán đảo Crimea, các giới chức tình báo Ukraina cho biết họ từng phản đối việc ký kết thỏa thuận Budapest năm 1994. Thỏa thuận Budapest có mục đích loại bỏ hàng ngàn đầu đạn hạt nhân ở Ukraina để đổi lấy sự bảo đảm cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Từ Kyiv, thông tín viên Jamie Dettmer của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Ông Mykola Malmuzh, cựu giám đốc bộ phận đối ngoại cua tình báo Ukraina, cho biết các nhân vật lãnh đạo ngành tình báo nước này đã lo ngại là Nga rốt cuộc sẽ tìm cách chiếm đoạt Crimea và họ đã hối thúc Tổng thống Ukraina lúc đó, là ông Leonid Kuchma, đòi hỏi phải có một cơ chế để chấp hành Biên bản Ghi nhớ Budapest trước khi ký kết thỏa thuận này.
"Ông Malmuzh nói rằng những người đứng đầu các cơ quan tình báo lo ngại là thỏa thuận mà Ukraina ký với Hoa Kỳ, Nga, và Anh không có được những sự bảo đảm có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý."
Các cường quốc Tây phương và Ukraina nói rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận đó qua việc xâm chiếm Crimea. Biên bản Ghi nhớ Budapest qui định các bên “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.” Nhưng thỏa thuận này không phải là một hiệp ước và không đòi hỏi các nước ký kết phải làm bất kỳ điều gì trong trường hợp có vi phạm.
Ông Malmuzh là một tướng lãnh đang cố vấn cho chính phủ lâm thời Ukraina. Ông nói rằng trong thời gian gần đây ông và các nhân vật lãnh đạo khác của ngành tình báo và quân đội đang thảo luận sau hậu trường với các nhân vật tương nhiệm phía Nga để tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng.
Ông cũng cho biết các lực lượng Ukraina đang được điều động tới miền đông để tìm cách ngăn không Nga xâm lấn thêm nữa. Các lực lượng Ukraina sẽ tiếp tục tự chế và chỉ chiến đấu khi nào tính mạng của binh sĩ bị đe dọa hoặc trong trường hợp Nga lấn sâu thêm vào lãnh thổ Ukraina.
Sự điều động chậm chạp của các lực lượng Ukraina đã gặp phải chỉ trích của những người cầm đầu cuộc nổi dậy ở Quảng trường Maidan. Ông Sergey Poyarkov, một trong các lãnh tụ biểu tình, nói rằng chính phủ lâm thời đã phản ứng quá chậm chạp trước hành vi chiếm đoạt đất đai của Nga.
"Dường như họ đang hành động một cách quá đỗi thụ động trước tình hình. Chúng tôi không hiểu tại sao họ không thật sự thực hiện một điều gì có tính chất quyết liệt."
Mặc dù không hô hào cho việc tiến hành chiến tranh với Nga, ông Poyarkov và các lãnh tụ khác của cuộc nổi dậy đã lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng trước tin rằng chính phủ lâm thời Ukraina có thể làm nhiều hơn những gì mà họ đang làm.
"Họ có thể dùng chính quân đội của mình để ngăn chặn con đường tiến vào Crimea và thậm chí có thể bảo vệ một phần bán đảo Crimea. Chúng tôi có thể thiết lập một lằn ranh phòng thủ cho khoảng phân nửa bán đảo Crimea."
Căng thẳng ở Crimea hiện đang trên đà gia tăng trong lúc chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của khu vực này.
Ông Mykola Malmuzh, cựu giám đốc bộ phận đối ngoại cua tình báo Ukraina, cho biết các nhân vật lãnh đạo ngành tình báo nước này đã lo ngại là Nga rốt cuộc sẽ tìm cách chiếm đoạt Crimea và họ đã hối thúc Tổng thống Ukraina lúc đó, là ông Leonid Kuchma, đòi hỏi phải có một cơ chế để chấp hành Biên bản Ghi nhớ Budapest trước khi ký kết thỏa thuận này.
"Ông Malmuzh nói rằng những người đứng đầu các cơ quan tình báo lo ngại là thỏa thuận mà Ukraina ký với Hoa Kỳ, Nga, và Anh không có được những sự bảo đảm có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý."
Các cường quốc Tây phương và Ukraina nói rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận đó qua việc xâm chiếm Crimea. Biên bản Ghi nhớ Budapest qui định các bên “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.” Nhưng thỏa thuận này không phải là một hiệp ước và không đòi hỏi các nước ký kết phải làm bất kỳ điều gì trong trường hợp có vi phạm.
Ông Malmuzh là một tướng lãnh đang cố vấn cho chính phủ lâm thời Ukraina. Ông nói rằng trong thời gian gần đây ông và các nhân vật lãnh đạo khác của ngành tình báo và quân đội đang thảo luận sau hậu trường với các nhân vật tương nhiệm phía Nga để tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng.
Ông cũng cho biết các lực lượng Ukraina đang được điều động tới miền đông để tìm cách ngăn không Nga xâm lấn thêm nữa. Các lực lượng Ukraina sẽ tiếp tục tự chế và chỉ chiến đấu khi nào tính mạng của binh sĩ bị đe dọa hoặc trong trường hợp Nga lấn sâu thêm vào lãnh thổ Ukraina.
Sự điều động chậm chạp của các lực lượng Ukraina đã gặp phải chỉ trích của những người cầm đầu cuộc nổi dậy ở Quảng trường Maidan. Ông Sergey Poyarkov, một trong các lãnh tụ biểu tình, nói rằng chính phủ lâm thời đã phản ứng quá chậm chạp trước hành vi chiếm đoạt đất đai của Nga.
"Dường như họ đang hành động một cách quá đỗi thụ động trước tình hình. Chúng tôi không hiểu tại sao họ không thật sự thực hiện một điều gì có tính chất quyết liệt."
Mặc dù không hô hào cho việc tiến hành chiến tranh với Nga, ông Poyarkov và các lãnh tụ khác của cuộc nổi dậy đã lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng trước tin rằng chính phủ lâm thời Ukraina có thể làm nhiều hơn những gì mà họ đang làm.
"Họ có thể dùng chính quân đội của mình để ngăn chặn con đường tiến vào Crimea và thậm chí có thể bảo vệ một phần bán đảo Crimea. Chúng tôi có thể thiết lập một lằn ranh phòng thủ cho khoảng phân nửa bán đảo Crimea."
Căng thẳng ở Crimea hiện đang trên đà gia tăng trong lúc chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của khu vực này.