Ủy ban Tình báo Thượng viện đã biểu quyết cho việc công bố các phần mục của một phúc trình bí mật chỉ trích các phương pháp thẩm vấn nghi phạm khủng bố của CIA sau các cuộc tấn công của al-Qaida năm 2001 ở New York và Washington. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Kent Klein thì đây là chương mới nhất trong cuộc tranh cãi gay gắt giữa ủy ban và cơ quan tình báo.
Bản phúc trình dài 6200 trang của ủy ban cho biết việc trấn nước và những kỹ thuật thẩm vấn khác đã được sử dụng trong thời tổng thống đảng Cộng Hòa George W. Bush là tàn ác một cách không cần thiết và đem lại rất ít thông tin tình báo có giá trị.
Chủ tịch Ủy ban Dianne Feinstein cho biết bà hy vọng bản tóm tắt dài 480 trang của phúc trình sẽ được giải mật trong vòng 30 ngày:
“Và kết quả, theo tôi nghĩ, gây nhiều chấn động. Phúc trình phơi bầy sự tàn bạo hoàn toàn trái ngược với những giá trị của quốc gia. Nó để lại một vết nhơ trong lịch sử mà không bao giờ được phép lặp lại. Ðây không phải là những gì mà người Mỹ làm”.
Kết quả cuộc biểu quyết của ủy ban là 11 thắng 3, với một vài thiểu số thành viên Ðảng Cộng Hòa biểu quyết cùng với Ðảng Dân Chủ nghiêng về ý kiến công bố bản tóm lược.
Ðảng viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Saxby Chambliss, nói rằng đã đến lúc đất nước đi tới:
“Tôi không hề ủng hộ việc thực hiện phúc trình này. Tôi nghĩ đó là một việc mất thời giờ. Chúng ta đã có một phúc trình được thực hiện bởi Ủy ban Quân vụ về vấn đề này và đây là một chương trong quá khứ lẽ ra nên được khép lại”.
Bà Feinstein nói bản phúc trình cũng nêu ra những vấn đề chính về cách thức xử lý chương trình thẩm vấn của CIA và tương tác giữa cơ quan này với Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội.
“Việc này cũng rất đáng lo ngại và cho thấy tại sao việc giám sát các cơ quan tình báo trong một quốc gia dân chủ là hết sức quan trọng”.
Ủy ban Tình báo Thượng viện và CIA đã bị lâm vào một cuộc khẩu chiến về bản phúc trình. Các thượng nghị sĩ nói cơ quan tình báo đã do thám những người thẩm vấn của họ và giấu các hồ sơ.
CIA lại nói các nhân viên của thượng viện đã tiếp cận các hồ sơ một cách bất hợp pháp và bản phúc trình thiếu những phần phỏng vấn các giới chức cấp cao của cơ quan.
Việc công bố bản tóm tắt có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cộng đồng tình báo Mỹ, chứ không phải là minh bạch hơn, theo nhận định của giáo sư nhân quyền Jeffrey Bachman của Ðại học American tại Washington. Ông nói các giới chức sẽ tìm cách tránh bị bối rối:
“Tôi nghĩ nó sẽ nêu lên những thắc mắc về các vụ vi phạm rõ ràng luật nhân quyền quốc tế và có thể là luật chiến tranh nữa. Do đó tôi nghĩ điều này thực sự sẽ gây ra những kiềm chế và hạn chế, không nhất thiết là về vấn đề thủ tục, mà là về vấn đề thông tin trong tương lai”.
Tổng thống Barack Obama đã nói ông ủng hộ việc giải mật bản tóm tắt. Các giới chức cho biết ông sẽ ra lệnh cho cộng đồng tình báo phải hợp tác đầy đủ.
Bản phúc trình dài 6200 trang của ủy ban cho biết việc trấn nước và những kỹ thuật thẩm vấn khác đã được sử dụng trong thời tổng thống đảng Cộng Hòa George W. Bush là tàn ác một cách không cần thiết và đem lại rất ít thông tin tình báo có giá trị.
Chủ tịch Ủy ban Dianne Feinstein cho biết bà hy vọng bản tóm tắt dài 480 trang của phúc trình sẽ được giải mật trong vòng 30 ngày:
“Và kết quả, theo tôi nghĩ, gây nhiều chấn động. Phúc trình phơi bầy sự tàn bạo hoàn toàn trái ngược với những giá trị của quốc gia. Nó để lại một vết nhơ trong lịch sử mà không bao giờ được phép lặp lại. Ðây không phải là những gì mà người Mỹ làm”.
Kết quả cuộc biểu quyết của ủy ban là 11 thắng 3, với một vài thiểu số thành viên Ðảng Cộng Hòa biểu quyết cùng với Ðảng Dân Chủ nghiêng về ý kiến công bố bản tóm lược.
Ðảng viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Saxby Chambliss, nói rằng đã đến lúc đất nước đi tới:
“Tôi không hề ủng hộ việc thực hiện phúc trình này. Tôi nghĩ đó là một việc mất thời giờ. Chúng ta đã có một phúc trình được thực hiện bởi Ủy ban Quân vụ về vấn đề này và đây là một chương trong quá khứ lẽ ra nên được khép lại”.
Bà Feinstein nói bản phúc trình cũng nêu ra những vấn đề chính về cách thức xử lý chương trình thẩm vấn của CIA và tương tác giữa cơ quan này với Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội.
“Việc này cũng rất đáng lo ngại và cho thấy tại sao việc giám sát các cơ quan tình báo trong một quốc gia dân chủ là hết sức quan trọng”.
Ủy ban Tình báo Thượng viện và CIA đã bị lâm vào một cuộc khẩu chiến về bản phúc trình. Các thượng nghị sĩ nói cơ quan tình báo đã do thám những người thẩm vấn của họ và giấu các hồ sơ.
CIA lại nói các nhân viên của thượng viện đã tiếp cận các hồ sơ một cách bất hợp pháp và bản phúc trình thiếu những phần phỏng vấn các giới chức cấp cao của cơ quan.
Việc công bố bản tóm tắt có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch trong cộng đồng tình báo Mỹ, chứ không phải là minh bạch hơn, theo nhận định của giáo sư nhân quyền Jeffrey Bachman của Ðại học American tại Washington. Ông nói các giới chức sẽ tìm cách tránh bị bối rối:
“Tôi nghĩ nó sẽ nêu lên những thắc mắc về các vụ vi phạm rõ ràng luật nhân quyền quốc tế và có thể là luật chiến tranh nữa. Do đó tôi nghĩ điều này thực sự sẽ gây ra những kiềm chế và hạn chế, không nhất thiết là về vấn đề thủ tục, mà là về vấn đề thông tin trong tương lai”.
Tổng thống Barack Obama đã nói ông ủng hộ việc giải mật bản tóm tắt. Các giới chức cho biết ông sẽ ra lệnh cho cộng đồng tình báo phải hợp tác đầy đủ.