Thủ tướng Úc đối phó với thử thách mới về thuyền nhân tầm trú

  • Ngọc Hân

Máy bay chở hàng thân rộng Super Guppy của NASA hạ cánh tại sân bay quân đội Redstone gần Huntsville, bang Alabama, Mỹ với món hàng đặc biệt: một bồn chứa nhiên liệu phi thuyền hỗn hợp tân tiến, ngày 26 tháng 3, 2014.

Your browser doesn’t support HTML5

Nghe bài tường trình


Thuyền nhân tầm trú là một vấn đề rất ‘nhạy cảm’ tại Australia, từ khi có làn sóng thuyền nhân người Việt hồi giữa thập niên 1970.

Tuy rằng bản chất cũng như nguồn gốc thuyền nhân tầm trú hiện nay khác với tập thể người tị nạn Việt Nam, Cao Miên, và Ai Lao hồi cuối thế kỷ thứ 20, công luận vẫn thường so sánh các giải pháp được coi là ‘nhân đạo’ áp dụng trong hai thập niên ​

Cựu Thủ tướng Úc ông Kevin Rudd

1975-1995 với những biện pháp gọi là ‘bất nhân’ trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 21 và điển hình là Giải Pháp Thái Bình Dương mà chính phủ John Howard đã theo đuổi từ năm 2001 đến năm 2007, khi ông Kevin Rudd trở thành Thủ tướng chính phủ Lao Động Australia.

Lúc bấy giờ, Giải Pháp Thái Bình Dương được Đảng Lao Động ở thế đối lập ủng hộ và bao gồm 3 điểm chính.

Thứ nhất là thuyền nhân tầm trú xâm nhập vùng biển Úc châu bị di chuyển đến Đảo Quốc Nauru và Đảo Manus của Nước Papua New Guinea để được xét đơn xin tị nạn. Họ không được xét đơn tại Australia và do đó không hưởng được sự bảo vệ của luật lệ Australia.

Thứ hai là họ phải chờ đợi rất lâu và nếu được coi là người tị nạn, họ chỉ được cấp chiếu khán bảo vệ tạm thời gọi tắt là TPV (Temporary Protection Visa) tức là họ không được cấp tư cách thường trú nhân và do đó không thể bảo trợ gia đình đến Úc định cư.

Và yếu tố thứ 3 rất nhạy cảm về phương diện bang giao quốc tế với Indonesia, là hải quân Australia có thể kéo tàu tị nạn ra khỏi hải phận Australia khi điều kiện an toàn cho phép.

​Khi Đảng Lao Động nắm chính quyền hồi năm 2007, Thủ tướng Kevin Rudd coi Giải Pháp Thái Bình Dương là thiếu tình nhân đạo, nên bãi bỏ cả ba biện pháp nói trên mà hậu quả là làn sóng thuyền nhân tầm trú được phát động trở lại khiến chính phủ Kevin Rudd mất lòng cử tri.

Thủ tướng Úc Julia Gillard

Khi Phó Thủ tướng Julia Gillard mở cuộc "đảo chánh" nghị trường hồi tháng 6 năm 2010, để lật đổ ông Kevin Rudd và nắm quyền thủ tướng, bà Julia Gillard đã cam kết giải quyết vấn đề thuyền nhân tầm trú với Giải Pháp Đông Timor. Giải pháp này không thành hình vì Đông Timor không chấp nhận, nên bà Julia Gillard phải thương thuyết với Kuala Lumpur để phát động Giải Pháp Mã-Lai-Á, nhưng lại bị Tối Cao Pháp Viện ở Canberra coi là "bất hợp pháp."

Sau cùng vào giữa năm 2012, trong khi làn sóng thuyền nhân tầm trú không có dấu hiệu gì giảm hạ, chính phủ Lao Động Julia Gillard thành lập một ủy ban chuyên viên để cố vấn chính phủ, gọi là "Ủy ban Houston" vì Trưởng ban là Đại tướng hồi hưu Angus Houston, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng Liên quân Hoàng Gia Úc. Ủy ban này đề nghị giải pháp cứu xét thuyền nhân tầm trú bên ngoài lãnh thổ Australia và do đó, chính phủ Julia Gillard đã phải ‘ngậm đắng nuốt cay’ để được sự ủng hộ của Liên Đảng Đối Lập do ông Tony Abbott làm lãnh tụ. Với sự chống đối của Đảng Xanh, chính phủ phải có sự ủng hộ của Liên Đảng Đối Lập để thông qua luật lệ cần thiết tại Thượng Viện.

Trong cốt lõi, Chính phủ Lao Động đã áp dụng trở lại Giải Pháp Thái Bình Dương của chính phủ Howard tiền nhiệm mà Lãnh tụ Tony Abbott là một Bộ trưởng trong hội đồng nội các. Với sự ủng hộ của Liên đảng đối lập, chính phủ Julia Gillard đã ban hành luật lệ cần thiết để mở cửa lại trại giam di trú ở Đảo Quốc Nauru và trên đảo Manus của Papua New Guinea với hi vọng là thuyền nhân tầm trú có thể ‘ngã lòng’ mà từ bỏ các chuyến vượt biển đến Úc Châu.

Bộ trưởng Di trú Úc Chris Bowen (trái)

Thế nhưng, chỉ 3 tháng sau khi chính phủ Lao Động chấp nhận đề nghị của Ủy ban Houston, Bộ trưởng Di Trú Chris Bowen lại phải loan báo thay đổi chính sách, vì trại Di Trú tại Nauru và Manus không đủ khả năng tiếp nhận khoảng 7 500 thuyền nhân tầm trú, một nhân số không những cho thấy sự thất bại của Giải Pháp Thái Bình Dương Đợt 2, mà còn gây khó khăn và tốn kém ngân sách quốc gia ngoài mức dự chi. Bộ trưởng Di Trú liên bang Chris Bowen bào chữa:

"Chúng tôi đối diện với thách đố trong nỗ lực thông tin về sự thay đổi chính sách và xác định quyết tâm của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi thi hành tất cả những biện pháp mà Ủy Ban Chuyên Viên đã đề nghị. Tôi vừa loan báo những thay đổi ngày hôm nay.”

Bộ trưởng Chris Bowen cho biết rằng chính phủ lại phải di chuyển thuyền nhân tầm trú trở lại lục địa Úc Châu – mà chính phủ đã đặt ra ngoài vòng áp dụng của Luật Di Trú Úc - và cấp visa tạm thời, nhưng không cho phép thuyền nhân tầm trú làm việc. Họ sẽ phải sinh sống với tiền trợ cấp thất nghiệp và phải chờ đợi đến 5 năm theo trắc nghiệm gọi là “No Advantage Test “ tức là họ không thể rút ngắn thời gian chờ đợi được cứu xét so với thời gian mà họ đáng lẽ phải chờ đợi, nếu họ không vượt biển đến Úc châu.

Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cũng như các Giáo Hội tại Úc và những đoàn thể tranh đấu nhân quyền Úc châu đều lên tiếng chỉ trích các sự thay đổi này – vì thật ra, chính sách mà Thủ tướng Julia Gillard đang áp dụng không khác gì chính sách mà cựu Thủ tướng John Howard đã áp dụng, cá biệt là chiếu khán tạm thời TPV mà cựu Thủ tướng Kevin Rudd và Thủ tướng Julia Gillard đã chỉ trích là “thiếu nhân đạo.”

Bộ trưởng Chris Bowen lại bào chữa:

Nhưng chính sách của chính phủ cũng rất cứng rắn, vì thuyền nhân phải chờ đợi theo ‘trắc nghiệm chờ đợi đồng thời hạn’
"Theo tôi hiểu, chiếu khán bảo vệ tạm thời TPV của Liên Đảng Đối Lập được áp dụng sau khi thuyền nhân tầm trú được di chuyển trở về Úc từ Nauru. Vì vậy sau khi đã phải chờ đợi 5 năm ở Nauru, họ được cấp chiếu khán bảo vệ tạm thời và tiếp tục chờ đợi thêm 3 năm nữa trước khi họ được xét tư cách tị nạn. Đó không phải là chính sách mà tôi vừa loan báo. Nhưng chính sách của chính phủ cũng rất cứng rắn, vì thuyền nhân phải chờ đợi theo ‘trắc nghiệm chờ đợi đồng thời hạn.’ Tất nhiên, điều này có ảnh hưởng đến điều kiện và quyền lợi của thuyền nhân tầm trú, nhưng trắc nghiệm chờ đợi đồng thời hạn phải được áp dụng đồng đều.”

Loại chiếu khán bắc cầu này (bridging visas) bị chỉ trích ngay trong nội bộ Đảng Lao Động cầm quyền. Nghị sĩ Douglas Cameron, Lãnh tụ Cánh Tả của Đảng Lao Động, cáo buộc rằng chính phủ Lao Động Julia Gillard đã “đi quá xa chính trị thiên hữu” và do đó có thể tạo ra tầng lớp ‘công dân hạng nhì’ tại Úc châu. Lập trường này tương tự như lời chỉ trích của Đảng Xanh – là thế lực thiên tả tại Thượng Viện Liên Bang.

Lãnh tụ Tony Abbott cho rằng “biện pháp cấm làm việc” của chính phủ sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống của thuyền nhân tầm trú, nếu, sau cùng, họ được coi là người tị nạn và được định cư tại Úc. Ông Tony Abbott chủ trương trong thời gian chờ đợi, thuyền nhân tầm trú nên được phép làm việc để hưởng phụ cấp tương đương với trợ cấp thất nghiệp.

Liên Đảng Đối Lập tiếp tục chỉ trích Thủ tướng Julia Gillard mà Liên Đảng coi là đã làm mất “chủ quyền bảo vệ biên giới nước Úc.”

Hồi cuối tuần, lên tiếng nhân dịp kỷ niệm 5 năm từ khi Đảng Lao Động thắng cử và nắm chính quyền tại Australia, Dân biểu Scott Morrison, phát ngôn viên Di Trú của Liên Đảng đối lập, nói:

“Năm năm trước đây, biên giới của chúng ta được bảo đảm. Năm năm trước đây, chúng ta có chính sách hữu hiệu. Năm năm sau, điều này không còn đúng nữa. Trong khoảng thời gian này, trên 30 ngàn thuyền nhân tầm trú đã đến và mức trung bình là 2.000 người mỗi tháng.”

Theo giới quan sát thời cuộc, chính phủ Lao Động có vẻ như không thể giải quyết được vấn đề thuyền nhân tầm trú. Và đây có thể là một trong vài vấn đề mà cử tri quan tâm trong kỳ bầu cử sắp tới, dự trù sẽ được tổ chức trong 6 tháng sau của năm 2013.