Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới viếng một ngôi đền tử sĩ ở Tokyo mà nhiều người ở các nước láng giềng xem là một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ. Chuyến viếng thăm đầu tiên tới đền Yasukuni của một vị Thủ tướng Nhật kể từ năm 2006 đã nhanh chóng gặp phải sự đả kích của Trung Quốc và Nam Triều Tiên, cả hai đều là nạn nhân của sự xâm lăng của đế quốc Nhật.
Ông Abe đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của chuyến viếng đền mà ông thực hiện hôm thứ Năm. Ông nói rằng việc này không có mục đích gây thương tổn cho tình cảm của dân chúng ở các lân bang mà chỉ là một cử chỉ bày tỏ sự tôn kính đối với những tử sĩ của nước ông. Ông nói:
"Tôi cũng đã cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn của tất cả những người thiệt mạng trong chiến tranh. Ngoài ra tôi cũng thề từ bỏ chiến tranh và tôi có quyết tâm tạo dựng một thời đại mà cuộc sống của tất cả mọi người không bị khốn đốn vì bi kịch chiến tranh."
Ngôi đền Thần đạo này thờ gần 2 triệu rưỡi liệt sĩ Nhật, trong đó có 14 người là can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Bắc Kinh đã nhanh chóng cho biết họ đã triệu Đại sứ Nhật để đưa ra điều mà họ gọi là “kháng nghị mạnh mẽ và khiển trách nghiêm khắc.”
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với vị Đại sứ của Nhật là hành động của ông Abe đã đưa Nhật Bản vào “một chiều hướng cực kỳ nguy hiểm” và Tokyo phải “chịu hoàn toàn trách nhiệm” đối với những hậu quả chính trị mà ông không nói rõ là gì.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng chuyến viếng đền của ông Abe là “hoàn toàn không thể chấp nhận đối với nhân dân Trung Quốc:
"Các nhà lãnh đạo Nhật đã xúc phạm một cách thô bạo tình cảm của nhân dân Trung Quốc và của nhân dân của các nước khác ở Á châu từng là nạn nhân của chiến tranh, và đã có những hành động công khai thách đố chính nghĩa của lịch sử và lương tâm của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ với phía Nhật Bản sự phản đối mạnh mẽ và sự khiển trách nghiêm khắc."
Bộ trưởng Văn hóa Nam Triều Tiên Yoo Jin Ryong đã thay mặt chính phủ tuyên đọc một thông cáo ngắn trên đài truyền hình.
Ông Yoo nói rằng chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe chứng tỏ sự ngộ nhận của nhà lãnh đạo Nhật đối với lịch sử. Ông Yoo nói thêm rằng hành động sai lầm đó phương hại tới sự ổn định và hợp tác trong vùng Đông Bắc Á.
Chính phủ Hoa Kỳ, đồng minh của cả Nam Triều Tiên lẫn Nhật Bản, đã thông qua Đại sứ quán ở Tokyo để bày tỏ sự thất vọng đối với hành động của ông Abe mà họ nói là sẽ khiến cho những mối căng thẳng của Nhật Bản với các nước láng giềng trở nên tệ hại hơn.
Thủ tướng Abe, người được biết tiếng về những quan điểm diều hâu, đã nhiều lần gởi phẩm vật cúng dường tới đền Yasukuni. Ông cũng từng cho biết ông cảm thấy hối tiếc về việc đã không đến thăm đền này trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông từ năm 2006 đến năm 2007.
Chuyến viếng đền hôm nay diễn ra đúng một năm sau khi ông lên giữ chức thủ tướng lần thứ nhì. Việc này cũng trùng hợp với ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, người lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc.
Quan hệ Trung-Nhật đã bị sa sút hồi gần đây vì vụ tranh chấp gay gắt liên quan tới chủ quyền của một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa.
Ông Abe tố cáo Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để thay đổi hiện trạng của quần đảo do Nhật kiểm soát. Ông cũng định gia tăng chi tiêu quân sự của Nhật và sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa của nước ông để có thể theo đuổi điều mà ông gọi là “một chính sách chủ động cho hòa bình.”
Ông Abe đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của chuyến viếng đền mà ông thực hiện hôm thứ Năm. Ông nói rằng việc này không có mục đích gây thương tổn cho tình cảm của dân chúng ở các lân bang mà chỉ là một cử chỉ bày tỏ sự tôn kính đối với những tử sĩ của nước ông. Ông nói:
"Tôi cũng đã cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn của tất cả những người thiệt mạng trong chiến tranh. Ngoài ra tôi cũng thề từ bỏ chiến tranh và tôi có quyết tâm tạo dựng một thời đại mà cuộc sống của tất cả mọi người không bị khốn đốn vì bi kịch chiến tranh."
Ngôi đền Thần đạo này thờ gần 2 triệu rưỡi liệt sĩ Nhật, trong đó có 14 người là can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Bắc Kinh đã nhanh chóng cho biết họ đã triệu Đại sứ Nhật để đưa ra điều mà họ gọi là “kháng nghị mạnh mẽ và khiển trách nghiêm khắc.”
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với vị Đại sứ của Nhật là hành động của ông Abe đã đưa Nhật Bản vào “một chiều hướng cực kỳ nguy hiểm” và Tokyo phải “chịu hoàn toàn trách nhiệm” đối với những hậu quả chính trị mà ông không nói rõ là gì.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng chuyến viếng đền của ông Abe là “hoàn toàn không thể chấp nhận đối với nhân dân Trung Quốc:
"Các nhà lãnh đạo Nhật đã xúc phạm một cách thô bạo tình cảm của nhân dân Trung Quốc và của nhân dân của các nước khác ở Á châu từng là nạn nhân của chiến tranh, và đã có những hành động công khai thách đố chính nghĩa của lịch sử và lương tâm của nhân loại. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ với phía Nhật Bản sự phản đối mạnh mẽ và sự khiển trách nghiêm khắc."
Bộ trưởng Văn hóa Nam Triều Tiên Yoo Jin Ryong đã thay mặt chính phủ tuyên đọc một thông cáo ngắn trên đài truyền hình.
Ông Yoo nói rằng chuyến viếng thăm đền thờ Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe chứng tỏ sự ngộ nhận của nhà lãnh đạo Nhật đối với lịch sử. Ông Yoo nói thêm rằng hành động sai lầm đó phương hại tới sự ổn định và hợp tác trong vùng Đông Bắc Á.
Chính phủ Hoa Kỳ, đồng minh của cả Nam Triều Tiên lẫn Nhật Bản, đã thông qua Đại sứ quán ở Tokyo để bày tỏ sự thất vọng đối với hành động của ông Abe mà họ nói là sẽ khiến cho những mối căng thẳng của Nhật Bản với các nước láng giềng trở nên tệ hại hơn.
Thủ tướng Abe, người được biết tiếng về những quan điểm diều hâu, đã nhiều lần gởi phẩm vật cúng dường tới đền Yasukuni. Ông cũng từng cho biết ông cảm thấy hối tiếc về việc đã không đến thăm đền này trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông từ năm 2006 đến năm 2007.
Chuyến viếng đền hôm nay diễn ra đúng một năm sau khi ông lên giữ chức thủ tướng lần thứ nhì. Việc này cũng trùng hợp với ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông, người lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc.
Quan hệ Trung-Nhật đã bị sa sút hồi gần đây vì vụ tranh chấp gay gắt liên quan tới chủ quyền của một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa.
Ông Abe tố cáo Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng để thay đổi hiện trạng của quần đảo do Nhật kiểm soát. Ông cũng định gia tăng chi tiêu quân sự của Nhật và sửa đổi bản hiến pháp chủ hòa của nước ông để có thể theo đuổi điều mà ông gọi là “một chính sách chủ động cho hòa bình.”