Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras nhận định rằng Hy Lạp đang đối mặt với tình trạng biến động kinh tế giống như sự kiện kinh tế bị tàn phá trong cuộc Đại suy thoái ở Mỹ vào thập kỷ 1930.
Thủ tướng Hy Lạp nêu lên sự so sánh trong cuộc hội đàm với cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton hôm Chủ nhật. Ông Clinton đến thủ đô Hy Lạp để giúp thúc đẩy đầu tư cho nền kinh tế Hy Lạp. Thủ tướng Samara đang cố gắng phục hồi nền kinh tế Hy Lạp đang trải qua năm thứ 5 bị suy trầm. Ông nói:
“Đại suy thoái đã xảy ra ở nước Mỹ. Giờ đây Hy Lạp cũng đang ở trong tình huống giống y như vậy. Đây là hình thức Đại Suy Thoái ở đất nước chúng tôi.”
Hy Lạp đang nỗ lực vận động để Âu châu chấp nhận nới lỏng các điều kiện trong việc cấp ngân khoản cứu nguy tài chính mới, lần cứu nguy thứ nhì trong 2 năm.
Tuy nhiên Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler cảnh báo rằng Hy Lạp sẽ không nhận được khoản tiền nào nữa nếu nước này không theo đúng cam kết áp dụng các biện pháp kiệm ước nhằm cắt giảm ngân sách của chính phủ.
Ông nói rằng khả năng Hy Lạp có thể lâm vào tình trạng không trả được nợ và trở thành quốc gia đầu tiên rút ra khỏi khối 17 nước sử dụng đồng euro đã “mất đi sự kinh hoàng.”
Cựu tổng thống Clinton chỉ trích các nhà lãnh đạo Âu châu đã không ngưng đưa ra nhưng đòi hỏi về tài chính đối với chính phủ Hy Lạp. Ông nói rằng Hy Lạp cần cải cách cấu trúc, nhưng tập trung toàn diện vào biện pháp thắt lưng buộc bụng là sai lệch.
Thủ tướng Hy Lạp nêu lên sự so sánh trong cuộc hội đàm với cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton hôm Chủ nhật. Ông Clinton đến thủ đô Hy Lạp để giúp thúc đẩy đầu tư cho nền kinh tế Hy Lạp. Thủ tướng Samara đang cố gắng phục hồi nền kinh tế Hy Lạp đang trải qua năm thứ 5 bị suy trầm. Ông nói:
“Đại suy thoái đã xảy ra ở nước Mỹ. Giờ đây Hy Lạp cũng đang ở trong tình huống giống y như vậy. Đây là hình thức Đại Suy Thoái ở đất nước chúng tôi.”
Hy Lạp đang nỗ lực vận động để Âu châu chấp nhận nới lỏng các điều kiện trong việc cấp ngân khoản cứu nguy tài chính mới, lần cứu nguy thứ nhì trong 2 năm.
Tuy nhiên Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Roesler cảnh báo rằng Hy Lạp sẽ không nhận được khoản tiền nào nữa nếu nước này không theo đúng cam kết áp dụng các biện pháp kiệm ước nhằm cắt giảm ngân sách của chính phủ.
Ông nói rằng khả năng Hy Lạp có thể lâm vào tình trạng không trả được nợ và trở thành quốc gia đầu tiên rút ra khỏi khối 17 nước sử dụng đồng euro đã “mất đi sự kinh hoàng.”
Cựu tổng thống Clinton chỉ trích các nhà lãnh đạo Âu châu đã không ngưng đưa ra nhưng đòi hỏi về tài chính đối với chính phủ Hy Lạp. Ông nói rằng Hy Lạp cần cải cách cấu trúc, nhưng tập trung toàn diện vào biện pháp thắt lưng buộc bụng là sai lệch.