BẮC KINH —
Sau nhiều tuần căng thẳng vì tranh chấp đảo ở biển Hoa Ðông, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đang có mặt Bắc Kinh để thảo luận vấn đề này. Thông tín viên Shannon Van Sant tường trình từ Bắc Kinh rằng thêm một vài tàu Trung Quốc đang đến vùng biển quanh các đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikai Kawai đã đến Bắc Kinh gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc để thảo luận về cuộc tranh chấp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chuyến thăm này là thể theo yêu cầu của phía Nhật Bản.
Ông Hồng nói rằng trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc sẽ nói rõ lập trường vững chắc của mình về quần đảo Điếu Ngư, yêu cầu Nhật Bản sửa sai và gắng sức cải thiện mối quan hệ Trung-Nhật.
Hành động của chính phủ Nhật mua lại 3 trong số các đảo tranh chấp từ một chủ sở hữu tư nhân hồi đầu tháng này đã thổi bùng lên những cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Quốc và đôi khi trở nên bạo lực. Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn đã lắng dịu, chính phủ Trung Quốc và các tàu cá tiếp tục thường xuyên đi đến các hòn đảo mà Nhật nói thuộc lãnh hải của mình.
Hôm nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 2 tàu hải giám và đoàn tàu tuần tra nghề cá của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển có tranh chấp. Tân Hoa Xã đưa tin 2 tàu hải giám đang tuần tra thực hiện hành động “bảo vệ quyền."
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết 2 nước đang tiếp xúc với nhau về vấn đề này.
Ông Fujimura cho biết, thông qua các kênh ngoại giao cấp cao, Nhật Bản đã mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc cho tàu hải giám tránh xa vùng lãnh hải của Nhật và rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Trung Quốc đã từ chối rút tàu ra khỏi vùng biển và nói những chiếc tàu này đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ. Sau khi có tin ngư dân Đài Loan lên kế hoạch đi thuyền đến vùng biển gần quần đảo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Trung Quốc sẽ hợp tác với Đài Loan để bảo vệ khu vực này.
Ông Hồng Lỗi nói rằng vì lợi ích quốc gia, hai bên bờ eo biển nên đoàn kết một lòng và hành động theo cách của riêng mình để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, và để cùng nhau duy trì các lợi ích chung và căn bản của đất nước Trung Hoa.
Chủ nhật vừa qua, Trung Quốc đã hủy bỏ lễ kỷ niệm đánh dấu kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cũng hủy một chuyến đi đến Bắc Kinh vốn đã được trù tính để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc, lấy lý do là quan ngại về sự an toàn.
Thương mại song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng 14% lên đến 345 tỉ đô la trong năm 2011. Cả hai nước đều đang giữa giai đoạn thay đổi chính trị trong nước, và việc đó có thể thêm áp lực lên các nhà lãnh đạo chính trị phải tỏ ra cương quyết trong mắt công chúng nước mình. Cuộc bầu cử thủ tướng Nhật sẽ diễn ra trong vài tháng tới, và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có chuyển giao lãnh đạo vào giữa tháng 10.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/OapvgQtbzf0
Biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc- Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.
- Gồm 8 đảo không người ở.
- Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.
- Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Chikai Kawai đã đến Bắc Kinh gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc để thảo luận về cuộc tranh chấp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói chuyến thăm này là thể theo yêu cầu của phía Nhật Bản.
Ông Hồng nói rằng trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc sẽ nói rõ lập trường vững chắc của mình về quần đảo Điếu Ngư, yêu cầu Nhật Bản sửa sai và gắng sức cải thiện mối quan hệ Trung-Nhật.
Hành động của chính phủ Nhật mua lại 3 trong số các đảo tranh chấp từ một chủ sở hữu tư nhân hồi đầu tháng này đã thổi bùng lên những cuộc biểu tình quy mô lớn ở Trung Quốc và đôi khi trở nên bạo lực. Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn đã lắng dịu, chính phủ Trung Quốc và các tàu cá tiếp tục thường xuyên đi đến các hòn đảo mà Nhật nói thuộc lãnh hải của mình.
Hôm nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 2 tàu hải giám và đoàn tàu tuần tra nghề cá của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng biển có tranh chấp. Tân Hoa Xã đưa tin 2 tàu hải giám đang tuần tra thực hiện hành động “bảo vệ quyền."
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết 2 nước đang tiếp xúc với nhau về vấn đề này.
Ông Fujimura cho biết, thông qua các kênh ngoại giao cấp cao, Nhật Bản đã mạnh mẽ kêu gọi Trung Quốc cho tàu hải giám tránh xa vùng lãnh hải của Nhật và rời khỏi khu vực này ngay lập tức.
Trung Quốc đã từ chối rút tàu ra khỏi vùng biển và nói những chiếc tàu này đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ. Sau khi có tin ngư dân Đài Loan lên kế hoạch đi thuyền đến vùng biển gần quần đảo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Trung Quốc sẽ hợp tác với Đài Loan để bảo vệ khu vực này.
Ông Hồng Lỗi nói rằng vì lợi ích quốc gia, hai bên bờ eo biển nên đoàn kết một lòng và hành động theo cách của riêng mình để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, và để cùng nhau duy trì các lợi ích chung và căn bản của đất nước Trung Hoa.
Chủ nhật vừa qua, Trung Quốc đã hủy bỏ lễ kỷ niệm đánh dấu kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cũng hủy một chuyến đi đến Bắc Kinh vốn đã được trù tính để gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc, lấy lý do là quan ngại về sự an toàn.
Thương mại song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng 14% lên đến 345 tỉ đô la trong năm 2011. Cả hai nước đều đang giữa giai đoạn thay đổi chính trị trong nước, và việc đó có thể thêm áp lực lên các nhà lãnh đạo chính trị phải tỏ ra cương quyết trong mắt công chúng nước mình. Cuộc bầu cử thủ tướng Nhật sẽ diễn ra trong vài tháng tới, và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có chuyển giao lãnh đạo vào giữa tháng 10.
http://www.youtube-nocookie.com/embed/OapvgQtbzf0
Biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc