Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng chính phủ Syria đang tìm cách tiêu hủy những bằng chứng về điều ông cho là việc sử dụng vũ khí hóa học của nước này đối với các mục tiêu dân sự gần thủ đô tuần trước. Theo thông tín viên đài VOA Scott Stearns, ông Kerry nói rằng phải buộc những ai gây ra cái chết của hơn 300 người chịu trách nhiệm về hành vi của họ.
Ông Kerry nói điều đã xảy ra ở Syria ‘gây chấn động cho lương tâm của mọi người trên thế giới’:
“Việc giết hại bừa bãi thường dân, việc giết hại phụ nữ, trẻ em và những người ngoài cuộc vô tội bằng vũ khí hóa học là một điều vô đạo đức. Đó là điều không thể bào chữa với bất kỳ lý do nào. Và dù có những lời bào chữa và những lời nói nước đôi mà ai đó nêu ra, đó là điều không thể phủ nhận".
Chính phủ Syria phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong vụ tấn công rõ ràng là bằng vũ khí hóa học hôm thứ Tư tuần trước. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng vụ tấn công có thể do những người phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad thực hiện để khiến cộng đồng quốc tế có hành động chống lại ông này.
Ông Kerry phản bác điều này. Ông nói rằng chính phủ Syria hiện vẫn nắm giữ trong tay các loại vũ khí hóa học của nước này, có khả năng dùng chúng để tấn công bằng cách sử dụng rocket và quyết tâm xóa bỏ phe chống đối khỏi các khu vực bị tấn công.
Ngoại trưởng Mỹ nói với các phóng viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sự hiểu biết của chính quyền Obama về những gì xảy ra ‘căn cứ vào các dữ kiện, bị chi phối bởi lương tâm và soi đường bởi nhận thức’. Ông nhận định:
“Bất kỳ ai cho rằng một vụ tấn công với quy mô đáng kinh ngạc này là giả tạo hay được thêu dệt cần phải tự vấn lương tâm và đạo đức của mình. Những gì xảy ra trước mắt chúng ta là thật. Và điều đó thật đáng ngại”.
Sáng sớm hôm qua, các thanh sát viên LHQ tới thị sát địa điểm xảy ra vụ tấn công ở ngoại ô Damascus, gặp gỡ các nạn nhân cũng như bác sỹ tại một bệnh viện dã chiến. Họ cũng lấy mẫu xét nghiệm từ khu vực này và nói sẽ trở lại ngày hôm nay.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng nhiệm vụ của các thanh sát viên là ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria trong tương lai. Ông nói:
“Cả thế giới nên lo ngại về bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và đó là lý do vì sao thế giới đang theo dõi Syria”.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng quyết định cho phép thực hiện việc thanh sát của Syria ‘quá trễ’ nên ‘thiếu tin cậy’. Đồng thời ông cũng cáo buộc Syria tìm cách tiêu hủy bằng chứng bằng cách đánh bom khu vực kể từ vụ tấn công hôm thứ Tư.
Ông Kerry nói rằng Tổng thống Obama liên lạc chặt chẽ với các đồng minh, và các cuộc thảo luận đó đặt ra khả năng về hành động quân sự. Ông nói rằng ông Obama ‘sẽ đưa ra một quyết định có cân nhắc về cách thức đáp trả việc sử dụng bừa bãi vũ khí hóa học’.
Hoa Kỳ chưa loại trừ bất kỳ giải pháp quân sự nào ngoại trừ việc đưa quân vào Syria.
“Xin quý vị hãy nhớ, Tổng thống Obama tin rằng những ai sử dụng vũ khí đáng sợ nhất trên thế giới đối với những người dễ bị tổn thương nhất thế giới phải chịu trách nhiệm. Hiện không có việc gì nghiêm trọng hơn việc đó và hiện không có vấn đề nào nhận được sự soi sét nghiêm túc hơn vấn đề này’.
Ngoại trưởng Kerry tiếp tục điện đàm với các đồng minh Anh, Pháp và Canada cũng như thảo luận với Nga và một số nước láng giềng của Syria ở Trung Đông.
Ông Kerry nói điều đã xảy ra ở Syria ‘gây chấn động cho lương tâm của mọi người trên thế giới’:
“Việc giết hại bừa bãi thường dân, việc giết hại phụ nữ, trẻ em và những người ngoài cuộc vô tội bằng vũ khí hóa học là một điều vô đạo đức. Đó là điều không thể bào chữa với bất kỳ lý do nào. Và dù có những lời bào chữa và những lời nói nước đôi mà ai đó nêu ra, đó là điều không thể phủ nhận".
Chính phủ Syria phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong vụ tấn công rõ ràng là bằng vũ khí hóa học hôm thứ Tư tuần trước. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng vụ tấn công có thể do những người phản đối Tổng thống Syria Bashar al-Assad thực hiện để khiến cộng đồng quốc tế có hành động chống lại ông này.
Ông Kerry phản bác điều này. Ông nói rằng chính phủ Syria hiện vẫn nắm giữ trong tay các loại vũ khí hóa học của nước này, có khả năng dùng chúng để tấn công bằng cách sử dụng rocket và quyết tâm xóa bỏ phe chống đối khỏi các khu vực bị tấn công.
Ngoại trưởng Mỹ nói với các phóng viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sự hiểu biết của chính quyền Obama về những gì xảy ra ‘căn cứ vào các dữ kiện, bị chi phối bởi lương tâm và soi đường bởi nhận thức’. Ông nhận định:
“Bất kỳ ai cho rằng một vụ tấn công với quy mô đáng kinh ngạc này là giả tạo hay được thêu dệt cần phải tự vấn lương tâm và đạo đức của mình. Những gì xảy ra trước mắt chúng ta là thật. Và điều đó thật đáng ngại”.
Sáng sớm hôm qua, các thanh sát viên LHQ tới thị sát địa điểm xảy ra vụ tấn công ở ngoại ô Damascus, gặp gỡ các nạn nhân cũng như bác sỹ tại một bệnh viện dã chiến. Họ cũng lấy mẫu xét nghiệm từ khu vực này và nói sẽ trở lại ngày hôm nay.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng nhiệm vụ của các thanh sát viên là ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria trong tương lai. Ông nói:
“Cả thế giới nên lo ngại về bất kỳ mối đe dọa hay việc sử dụng vũ khí hóa học, và đó là lý do vì sao thế giới đang theo dõi Syria”.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng quyết định cho phép thực hiện việc thanh sát của Syria ‘quá trễ’ nên ‘thiếu tin cậy’. Đồng thời ông cũng cáo buộc Syria tìm cách tiêu hủy bằng chứng bằng cách đánh bom khu vực kể từ vụ tấn công hôm thứ Tư.
Ông Kerry nói rằng Tổng thống Obama liên lạc chặt chẽ với các đồng minh, và các cuộc thảo luận đó đặt ra khả năng về hành động quân sự. Ông nói rằng ông Obama ‘sẽ đưa ra một quyết định có cân nhắc về cách thức đáp trả việc sử dụng bừa bãi vũ khí hóa học’.
Hoa Kỳ chưa loại trừ bất kỳ giải pháp quân sự nào ngoại trừ việc đưa quân vào Syria.
“Xin quý vị hãy nhớ, Tổng thống Obama tin rằng những ai sử dụng vũ khí đáng sợ nhất trên thế giới đối với những người dễ bị tổn thương nhất thế giới phải chịu trách nhiệm. Hiện không có việc gì nghiêm trọng hơn việc đó và hiện không có vấn đề nào nhận được sự soi sét nghiêm túc hơn vấn đề này’.
Ngoại trưởng Kerry tiếp tục điện đàm với các đồng minh Anh, Pháp và Canada cũng như thảo luận với Nga và một số nước láng giềng của Syria ở Trung Đông.