Đại diện Hội đồng các tổ chức dệt may Mỹ nói hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam có thể đe dọa ngành dệt may Mỹ.
Phát biểu tại buổi điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 9/7, ông Smyth McKissick nhấn mạnh hiệp định này sẽ gây ảnh hưởng lớn với ngành công nghiệp may mặc Hoa Kỳ hiện có khoảng 500 ngàn lao động trên toàn quốc.
Ông McKissick cho biết việc làm trong ngành sản xuất may mặc tại Mỹ đang bị đe dọa, cho nên, các giới chức tham gia đàm phán nên đạt một thỏa thuận mậu dịch đúng đắn vì một hiệp định TPP thương lượng không khéo sẽ khiến nhiều dân Mỹ mất công ăn việc làm.
Ông kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi Đại diện Thương mại của Mỹ yêu cầu duy trì quy định rằng các sản phẩm dệt may phải được sản xuất và gia công tại một nước là đối tác tự do thương mại của Mỹ thì mới được miễn thuế khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
Nếu không, ngành công nghiệp dệt may Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ đưa hàng sang cắt may ở Việt Nam, nơi có ngành dệt may được chính phủ trợ giá, rồi lợi dụng quy chế đó để xuất hàng giá rẻ sang Mỹ.
Ông McKissick nói việc cạnh tranh không công bằng như thế sẽ giúp Việt Nam và Trung Quốc thu lợi hàng tỷ đô la thương mại dệt mại trong khi ngành may mặc của Mỹ bị thiệt hại nặng.
Tới nay, trên 160 nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký tên vào bức thư.
Hoa Kỳ đang thương lượng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với 10 quốc gia bao gồm Việt Nam.
Phát biểu tại buổi điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 9/7, ông Smyth McKissick nhấn mạnh hiệp định này sẽ gây ảnh hưởng lớn với ngành công nghiệp may mặc Hoa Kỳ hiện có khoảng 500 ngàn lao động trên toàn quốc.
Ông McKissick cho biết việc làm trong ngành sản xuất may mặc tại Mỹ đang bị đe dọa, cho nên, các giới chức tham gia đàm phán nên đạt một thỏa thuận mậu dịch đúng đắn vì một hiệp định TPP thương lượng không khéo sẽ khiến nhiều dân Mỹ mất công ăn việc làm.
Ông kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi Đại diện Thương mại của Mỹ yêu cầu duy trì quy định rằng các sản phẩm dệt may phải được sản xuất và gia công tại một nước là đối tác tự do thương mại của Mỹ thì mới được miễn thuế khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ.
Nếu không, ngành công nghiệp dệt may Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ đưa hàng sang cắt may ở Việt Nam, nơi có ngành dệt may được chính phủ trợ giá, rồi lợi dụng quy chế đó để xuất hàng giá rẻ sang Mỹ.
Ông McKissick nói việc cạnh tranh không công bằng như thế sẽ giúp Việt Nam và Trung Quốc thu lợi hàng tỷ đô la thương mại dệt mại trong khi ngành may mặc của Mỹ bị thiệt hại nặng.
Tới nay, trên 160 nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký tên vào bức thư.
Hoa Kỳ đang thương lượng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với 10 quốc gia bao gồm Việt Nam.