HÀ NỘI —
McDonald’s là thương hiệu toàn cầu mới nhất loan báo sẽ mở các cửa hàng tại Việt Nam, một nước cộng sản đang ngày càng thu hút các hệ thống cửa hàng của Mỹ. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gửi về bài tường thuật cho đài VOA.
Bầu không khi kinh doanh ở Việt Nam mang tiếng là xoàng xĩnh, đi sau Trung Quốc và Thái Lan trên chỉ số Làm ăn Dễ dàng của Ngân hàng Thế giới, nhưng lại đứng trước Indonesia và Ấn Ðộ.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế xuống tới mức thấp nhất trong 13 năm hồi năm ngoái và một cuộc thăm dò mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy hơn một nửa công nhân trẻ đang bị tác động của công ăn việc làm chất lượng kém.
Nhưng tin xấu về kinh tế đã không làm mờ đi cái hào nhoáng của thị trường cho các thương hiệu Hoa Kỳ. Riêng trong năm nay, Starbucks đã mở các cửa hàng đầu tiên và McDonald mới đây loan báo sẽ mở một cửa hàng vào đầu năm tới. Tổng giám đốc Thịnh Nguyễn cho biết:
“Chúng ta thấy ở Việt Nam bây giờ đã có KFC, có Starbucks, Pizza Hut, Subway, Lotteria và các hệ thống nhà hàng ăn nhanh cùng các thương hiệu. Tôi nghĩ nền kinh tế đang tăng trưởng khá lành mạnh và chính trị khá ổn định do đó tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để McDonald đến Việt Nam.”
Tất cả các thương hiệu này đã bắt đầu ở đô thị lớn nhất trong nước là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố này là trung tâm kinh tế của Việt Nam, và dân số ở đây nói chung là giàu có hơn. Trong năm 2010, GDP đầu người là 2.800 đôla, khoảng gấp đôi mức trung bình trong cả nước.
Starbucks nói giá của một ly cà phê latte là phải chăng đối với người Việt bình thường. Cà phê với giá 3 đôla tương đương với các cửa hàng hiệu khác của Việt Nam như Highlands và Trung Nguyên.
Khác với nhiều nước Tây phương nơi thức ăn chế biến nhanh được coi là rẻ, nhưng không lành mạnh, ở Việt Nam, các hệ thống cửa hàng nước ngoài lại mang một ý nghĩa khác. Ở đây, đa số khách hàng là giới trẻ và các gia đình khá giả. Ông Nguyễn nói:
“Hơn 60% người Việt ở độ tuổi dưới 30 vì thế họ yêu thích các thương hiệu lớn như McDonald, Starbucks, bất cứ loại thương hiệu nào nổi tiếng trên thế giới.”
Việc McDonald loan báo vào Việt Nam đã gây tranh cãi vì người được cấp phép ở địa phương là con rể của thủ tướng Việt Nam. Ưu đãi và tư vị người thân đã khơi ra nhiều lời chỉ trích của người dân Việt Nam.
McDonald bênh vực việc chọn ông Henry Nguyễn, và nói ông này có căn bản kinh doanh nổi bật và đã có thành tích được chứng minh về các doanh nghiệp mới trong nước.
Trong khi các liên hệ chính trị của ông rõ ràng là một ưu điểm, ông Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Mỹ cho rằng ông Nguyễn có kinh nghiệp và kiến thức thị trường mà các thương hiệu như McDonald đang tìm kiếm.
Ông Sitkoff nêu ra điểm ông Nguyễn đã làm việc trong công nghiệp thực phẩm và nước uống trước khi gặp người hôn phối có nhiều quen biết, giúp thiết lập các cửa hàng hiệu như Pizza Hut, Coffee Bean và Tea Leaf cũng như Subway ở Việt Nam. Ông nói:
“Khi ta nghĩ về vấn đề tư vị ở Việt Nam, thì ta nghĩ về những người không hội đủ điều kiện mà được tuyển dụng vào làm các công việc họ không xứng đáng, và đây thì hoàn toàn không phải là trường hợp như thế. Ðây là một người xứng đáng được mời làm công việc này cho dù là ai, tôi thực sự tin là vậy.”
Ðối với các thương hiệu sắp vào Việt Nam, ông Sitkoff cảnh báo rằng làm ăn tốt ở Việt Nam cần phải có thời gian:
“Việt Nam không có một nền pháp trị mạnh. Không có một hệ thống toà án công bằng và vô tư. Không có một số biện pháp bảo vệ người đầu tư mà những người ở các nước phát triển hơn vẫn quen. Sự kiện này gây phương hại cho khả năng của nhiều doanh nghiệp đến đây hoạt động.”
Một trong các khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp là tìm được các chủ đất tốt. Phần lớn đất đai là do nhà nước quản lý, thuộc quyền sở hữu của một công ty quốc doanh hay một bộ. Rất nhiều khi, các chủ đất đòi thêm tiền ngoài tiền thuê đất chính thức hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng cho thuê để họ có thể sao chép khuôn mẫu kinh doanh rồi mở cửa hàng riêng của mình.
Starbucks có sách lược đã thực hiện ở nhiều nước để giải quyết vấn đề này, theo Tổng giám đốc Starbucks ở Việt Nam bà Patricia Marques.
Bà Marques cho biết công ty đã dành rất nhiều thời giờ để giáo dục các chủ đất, mời họ đến thăm địa điểm ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh để quan sát hàng hiệu có thể giúp họ thế nào cho bất động sản của họ. Nhờ vào số khách mà các cửa hàng của công ty bà thu hút, bà tin rằng các chủ đất muốn có họ, chứ không muốn bắt chước họ.”
Ông Sitkoff nói phải rất lâu Starbucks mới đến Việt Nam bởi vì công ty không chắc chắn là dân chúng địa phương có khả năng tiêu thụ sản phẩm của họ hay không. Tuy nhiên, khi giới trẻ khao khát các thương hiệu nổi tiếng, thì ông trông đợi sẽ có nhiều thương hiệu khác theo chân.
Bà Marques của công ty Starbucks cũng lạc quan như thế. Bà nói cạnh trạnh chỉ khiến cho khách hàng chú ý thêm, và điều đó chỉ có lợi cho công cuộc làm ăn.
Bầu không khi kinh doanh ở Việt Nam mang tiếng là xoàng xĩnh, đi sau Trung Quốc và Thái Lan trên chỉ số Làm ăn Dễ dàng của Ngân hàng Thế giới, nhưng lại đứng trước Indonesia và Ấn Ðộ.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế xuống tới mức thấp nhất trong 13 năm hồi năm ngoái và một cuộc thăm dò mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy hơn một nửa công nhân trẻ đang bị tác động của công ăn việc làm chất lượng kém.
Nhưng tin xấu về kinh tế đã không làm mờ đi cái hào nhoáng của thị trường cho các thương hiệu Hoa Kỳ. Riêng trong năm nay, Starbucks đã mở các cửa hàng đầu tiên và McDonald mới đây loan báo sẽ mở một cửa hàng vào đầu năm tới. Tổng giám đốc Thịnh Nguyễn cho biết:
“Chúng ta thấy ở Việt Nam bây giờ đã có KFC, có Starbucks, Pizza Hut, Subway, Lotteria và các hệ thống nhà hàng ăn nhanh cùng các thương hiệu. Tôi nghĩ nền kinh tế đang tăng trưởng khá lành mạnh và chính trị khá ổn định do đó tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để McDonald đến Việt Nam.”
Tất cả các thương hiệu này đã bắt đầu ở đô thị lớn nhất trong nước là thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố này là trung tâm kinh tế của Việt Nam, và dân số ở đây nói chung là giàu có hơn. Trong năm 2010, GDP đầu người là 2.800 đôla, khoảng gấp đôi mức trung bình trong cả nước.
Starbucks nói giá của một ly cà phê latte là phải chăng đối với người Việt bình thường. Cà phê với giá 3 đôla tương đương với các cửa hàng hiệu khác của Việt Nam như Highlands và Trung Nguyên.
Khác với nhiều nước Tây phương nơi thức ăn chế biến nhanh được coi là rẻ, nhưng không lành mạnh, ở Việt Nam, các hệ thống cửa hàng nước ngoài lại mang một ý nghĩa khác. Ở đây, đa số khách hàng là giới trẻ và các gia đình khá giả. Ông Nguyễn nói:
“Hơn 60% người Việt ở độ tuổi dưới 30 vì thế họ yêu thích các thương hiệu lớn như McDonald, Starbucks, bất cứ loại thương hiệu nào nổi tiếng trên thế giới.”
Việc McDonald loan báo vào Việt Nam đã gây tranh cãi vì người được cấp phép ở địa phương là con rể của thủ tướng Việt Nam. Ưu đãi và tư vị người thân đã khơi ra nhiều lời chỉ trích của người dân Việt Nam.
McDonald bênh vực việc chọn ông Henry Nguyễn, và nói ông này có căn bản kinh doanh nổi bật và đã có thành tích được chứng minh về các doanh nghiệp mới trong nước.
Trong khi các liên hệ chính trị của ông rõ ràng là một ưu điểm, ông Adam Sitkoff thuộc Phòng Thương mại Mỹ cho rằng ông Nguyễn có kinh nghiệp và kiến thức thị trường mà các thương hiệu như McDonald đang tìm kiếm.
Ông Sitkoff nêu ra điểm ông Nguyễn đã làm việc trong công nghiệp thực phẩm và nước uống trước khi gặp người hôn phối có nhiều quen biết, giúp thiết lập các cửa hàng hiệu như Pizza Hut, Coffee Bean và Tea Leaf cũng như Subway ở Việt Nam. Ông nói:
“Khi ta nghĩ về vấn đề tư vị ở Việt Nam, thì ta nghĩ về những người không hội đủ điều kiện mà được tuyển dụng vào làm các công việc họ không xứng đáng, và đây thì hoàn toàn không phải là trường hợp như thế. Ðây là một người xứng đáng được mời làm công việc này cho dù là ai, tôi thực sự tin là vậy.”
Ðối với các thương hiệu sắp vào Việt Nam, ông Sitkoff cảnh báo rằng làm ăn tốt ở Việt Nam cần phải có thời gian:
“Việt Nam không có một nền pháp trị mạnh. Không có một hệ thống toà án công bằng và vô tư. Không có một số biện pháp bảo vệ người đầu tư mà những người ở các nước phát triển hơn vẫn quen. Sự kiện này gây phương hại cho khả năng của nhiều doanh nghiệp đến đây hoạt động.”
Một trong các khó khăn lớn nhất cho các doanh nghiệp là tìm được các chủ đất tốt. Phần lớn đất đai là do nhà nước quản lý, thuộc quyền sở hữu của một công ty quốc doanh hay một bộ. Rất nhiều khi, các chủ đất đòi thêm tiền ngoài tiền thuê đất chính thức hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng cho thuê để họ có thể sao chép khuôn mẫu kinh doanh rồi mở cửa hàng riêng của mình.
Starbucks có sách lược đã thực hiện ở nhiều nước để giải quyết vấn đề này, theo Tổng giám đốc Starbucks ở Việt Nam bà Patricia Marques.
Bà Marques cho biết công ty đã dành rất nhiều thời giờ để giáo dục các chủ đất, mời họ đến thăm địa điểm ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh để quan sát hàng hiệu có thể giúp họ thế nào cho bất động sản của họ. Nhờ vào số khách mà các cửa hàng của công ty bà thu hút, bà tin rằng các chủ đất muốn có họ, chứ không muốn bắt chước họ.”
Ông Sitkoff nói phải rất lâu Starbucks mới đến Việt Nam bởi vì công ty không chắc chắn là dân chúng địa phương có khả năng tiêu thụ sản phẩm của họ hay không. Tuy nhiên, khi giới trẻ khao khát các thương hiệu nổi tiếng, thì ông trông đợi sẽ có nhiều thương hiệu khác theo chân.
Bà Marques của công ty Starbucks cũng lạc quan như thế. Bà nói cạnh trạnh chỉ khiến cho khách hàng chú ý thêm, và điều đó chỉ có lợi cho công cuộc làm ăn.