Khi Thế vận hội Sochi khai mạc vào ngày thứ sáu này nó sẽ là thế vận hội tốn kém nhất lịch sử.
Tổn phí 50 tỷ đôla cao gấp 4 lần so với ước tính lúc ban đầu của ông Putin hồi năm 2007, khi Nga được giao quyền đăng cai.
Bà Elena Panfilova, giám đốc điều hành tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Nga, nói tham nhũng và chi tiêu quá mức đang làm nhiều người Nga tức giận về Thế vận hội. Tổ chức của bà đã nghiên cứu các nhà thầu xây dựng. Bà nói:
“Tham nhũng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ngay cả những người không nên nhận tiền, không nên ăn cắp, không nên định giá quá mức, nhất là các dịch vụ xã hội. Ngay cả những người đã được bảo phải ngưng một số tập tục, vẫn tiếp tục làm. Và trong tình hình này, khó mà cảm nhận được không khí Thế vận hội.”
Tháng trước, một thành viên người Thụy Sĩ của Uỷ ban Thế vận Quốc tế, ông Gian-Franco Kasper, ước lượng giới hữu trách Nga và những người thân cận với chính phủ đã biển thủ khoảng 1 phần ba trong số 50 tỷ đôla chi cho Thế vận hội.
Tuần trước, ông Alexei Navalny, một lãnh tụ đối lập Nga, đã công bố một bản phúc trình nói rằng một loạt các hợp đồng xây dựng ‘không có cạnh tranh’ được giao cho bạn bè của Tổng thống Putin đã giúp họ tuồn 15 tỷ công quỹ.
Dưới áp lực của những cáo buộc tham nhũng, Tổng thống Putin nói với các phóng viên nước ngoài hôm 19 tháng 1 rằng không có bằng chứng nào tồn tại và “cho đến nay không ai cung cấp cho chúng tôi thông tin như thế.”
Ông Mark Galeotti, một chuyên gia về Nga và là giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại trường Ðại học New York nói: “Lẽ ra mọi sự không phải như thế này.”
Trong một cuộc phỏng vấn ở Moscow, ông Galeotti nói:
“Khi Nga xin đang cai Thế vận hội Sochi, mọi thứ đều thuận lợi cho ông Putin. Kinh tế phát đạt, về mặt chính trị, ông không thể bị đánh bại và vì thế Sochi sẽ là một cuộc liên hoan vĩ đại cho nước Nga mới. Nó nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy Nga đủ giàu có để chi tiền cho một sự kiện như thế, đủ hữu hiệu và sẵn sàng.”
Nhưng tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm trong năm ngoái xuống 1,3%, một phần trong 5% mà ông Putin đã hứa khi ông ra tái tranh cử hai năm trước. Nay, một nửa dân chúng Nga nói với công ty thăm dò Levada rằng họ không muốn ông ra tái tranh cử nữa.
Bị chỉ trích là độc tài, Tổng thống Putin đã phóng thích đối thủ chính trị bị cầm tù Mikhail Khodorkovsky hồi tháng 12.
Sau khi bị tù 10 năm, ông Khodorkovsky lập tức nói chuyện với các ký giả về tương lai chính trị của ông Putin.
Tại Berlin, ông nói: “Luật pháp của chúng tôi cho phép Tổng thống Putin tiếp tục nắm quyền, dĩ nhiên nếu như dân chúng bầu cho ông trong 10 năm nữa. Mới đây ông đã được hỏi, và tôi đã đọc tin này, là liệu ông có tin rằng ông nên làm tổng thống trọn đời hay không. Ông ấy đã trả lời rõ ràng rằng, ‘Không.’ Tôi hy vọng ông ấy không thay đổi quan điểm.”
Việc phóng thích ông Khodorkovsky không làm thay đổi quan điểm của Tây phương về ông Putin. Vé bán cho Thế vận hội ở nước ngoài khá chậm. Người nước ngoài viện cớ lo ngại về an ninh, tổn phí di chuyển, và các luật lệ cấm đồng tính luyến ái của Nga.
Tuần trước, những người lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đã cắt giảm 2 ngày họp với ông Putin xuống còn 3 tiếng đồng hồ. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Pháp và Anh sẽ không bay đến Sochi dự Thế vận hội.
Nhưng với một lễ khai mạc Thế vận hội hoành tráng đã được hoạch định, Tổng thống Putin hy vọng người ta sẽ quên đi những điểm tiêu cực – khi pháo hoa bắt đầu được đốt vào đêm thứ sáu.
Tổn phí 50 tỷ đôla cao gấp 4 lần so với ước tính lúc ban đầu của ông Putin hồi năm 2007, khi Nga được giao quyền đăng cai.
Bà Elena Panfilova, giám đốc điều hành tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Nga, nói tham nhũng và chi tiêu quá mức đang làm nhiều người Nga tức giận về Thế vận hội. Tổ chức của bà đã nghiên cứu các nhà thầu xây dựng. Bà nói:
“Tham nhũng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Ngay cả những người không nên nhận tiền, không nên ăn cắp, không nên định giá quá mức, nhất là các dịch vụ xã hội. Ngay cả những người đã được bảo phải ngưng một số tập tục, vẫn tiếp tục làm. Và trong tình hình này, khó mà cảm nhận được không khí Thế vận hội.”
Tháng trước, một thành viên người Thụy Sĩ của Uỷ ban Thế vận Quốc tế, ông Gian-Franco Kasper, ước lượng giới hữu trách Nga và những người thân cận với chính phủ đã biển thủ khoảng 1 phần ba trong số 50 tỷ đôla chi cho Thế vận hội.
Tuần trước, ông Alexei Navalny, một lãnh tụ đối lập Nga, đã công bố một bản phúc trình nói rằng một loạt các hợp đồng xây dựng ‘không có cạnh tranh’ được giao cho bạn bè của Tổng thống Putin đã giúp họ tuồn 15 tỷ công quỹ.
Dưới áp lực của những cáo buộc tham nhũng, Tổng thống Putin nói với các phóng viên nước ngoài hôm 19 tháng 1 rằng không có bằng chứng nào tồn tại và “cho đến nay không ai cung cấp cho chúng tôi thông tin như thế.”
Ông Mark Galeotti, một chuyên gia về Nga và là giáo sư về các vấn đề toàn cầu tại trường Ðại học New York nói: “Lẽ ra mọi sự không phải như thế này.”
Trong một cuộc phỏng vấn ở Moscow, ông Galeotti nói:
“Khi Nga xin đang cai Thế vận hội Sochi, mọi thứ đều thuận lợi cho ông Putin. Kinh tế phát đạt, về mặt chính trị, ông không thể bị đánh bại và vì thế Sochi sẽ là một cuộc liên hoan vĩ đại cho nước Nga mới. Nó nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy Nga đủ giàu có để chi tiền cho một sự kiện như thế, đủ hữu hiệu và sẵn sàng.”
Nhưng tăng trưởng kinh tế đã sụt giảm trong năm ngoái xuống 1,3%, một phần trong 5% mà ông Putin đã hứa khi ông ra tái tranh cử hai năm trước. Nay, một nửa dân chúng Nga nói với công ty thăm dò Levada rằng họ không muốn ông ra tái tranh cử nữa.
Bị chỉ trích là độc tài, Tổng thống Putin đã phóng thích đối thủ chính trị bị cầm tù Mikhail Khodorkovsky hồi tháng 12.
Sau khi bị tù 10 năm, ông Khodorkovsky lập tức nói chuyện với các ký giả về tương lai chính trị của ông Putin.
Tại Berlin, ông nói: “Luật pháp của chúng tôi cho phép Tổng thống Putin tiếp tục nắm quyền, dĩ nhiên nếu như dân chúng bầu cho ông trong 10 năm nữa. Mới đây ông đã được hỏi, và tôi đã đọc tin này, là liệu ông có tin rằng ông nên làm tổng thống trọn đời hay không. Ông ấy đã trả lời rõ ràng rằng, ‘Không.’ Tôi hy vọng ông ấy không thay đổi quan điểm.”
Việc phóng thích ông Khodorkovsky không làm thay đổi quan điểm của Tây phương về ông Putin. Vé bán cho Thế vận hội ở nước ngoài khá chậm. Người nước ngoài viện cớ lo ngại về an ninh, tổn phí di chuyển, và các luật lệ cấm đồng tính luyến ái của Nga.
Tuần trước, những người lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đã cắt giảm 2 ngày họp với ông Putin xuống còn 3 tiếng đồng hồ. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Pháp và Anh sẽ không bay đến Sochi dự Thế vận hội.
Nhưng với một lễ khai mạc Thế vận hội hoành tráng đã được hoạch định, Tổng thống Putin hy vọng người ta sẽ quên đi những điểm tiêu cực – khi pháo hoa bắt đầu được đốt vào đêm thứ sáu.