Hôm nay là Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một ngày lễ hàng năm mà Liên Hiệp Quốc đặt ra vào năm 1993 để ủng hộ tự do diễn đạt.
Liên Hiệp Quốc nói rằng “một nền báo chí cởi mở và đa nguyên” phải làm việc trong một môi trường an toàn mà không sợ bị trả đũa.
Cơ quan thế giới này nói rằng ít nhất 71 nhà báo đã bị giết hại trong lúc 826 nhà báo khác bị bắt. Hơn 2.000 ký giả bị đe dọa hoặc bị tấn công thể chất hồi năm ngoái.
Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2014 nêu bật ảnh hưởng tiêu cực của những vụ xung đột đối với quyền tự do thông tin. Hội nhà báo không biên giới, tổ chức bảo trợ cho việc thực hiện bảng chỉ số này, nói rằng một số quốc gia đã bị ảnh hưởng của một xu hướng là diễn giải nhu cầu an ninh quốc gia với “một cách thức quá rộng và có tính chất lạm dụng, gây phương hại tới quyền thông tin và được thông tin.”
Hội này cho biết xu hướng đó là “một mối đe dọa đang tăng trên toàn thế giới” và đang gây nguy hại cho tự do thông tin ở những nước được xem là dân chủ.
Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số Tự do Báo chí Thế giới sang tới năm thứ tư liên tiếp, kế đến là Hà Lan và Na Uy, giống như năm ngoái.
Ba nước Turkmenistan, Bắc Triều Tiên và Eritrea một lần nữa nằm ở vị trí cuối bảng. Hội nhà báo không biên giới nói rằng tự do thông tin không hiện hữu ở 3 quốc gia này.
Hoa Kỳ được xếp hạng 46 trong danh sách 180 quốc gia. Nga hạng 148, Cuba 170, Trung Quốc 175. Việt Nam hạng 174 và tiếp tục là nhà tù lớn hàng thứ nhì thế giới đối với blogger và công dân mạng.
Liên Hiệp Quốc nói rằng “một nền báo chí cởi mở và đa nguyên” phải làm việc trong một môi trường an toàn mà không sợ bị trả đũa.
Cơ quan thế giới này nói rằng ít nhất 71 nhà báo đã bị giết hại trong lúc 826 nhà báo khác bị bắt. Hơn 2.000 ký giả bị đe dọa hoặc bị tấn công thể chất hồi năm ngoái.
Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2014 nêu bật ảnh hưởng tiêu cực của những vụ xung đột đối với quyền tự do thông tin. Hội nhà báo không biên giới, tổ chức bảo trợ cho việc thực hiện bảng chỉ số này, nói rằng một số quốc gia đã bị ảnh hưởng của một xu hướng là diễn giải nhu cầu an ninh quốc gia với “một cách thức quá rộng và có tính chất lạm dụng, gây phương hại tới quyền thông tin và được thông tin.”
Hội này cho biết xu hướng đó là “một mối đe dọa đang tăng trên toàn thế giới” và đang gây nguy hại cho tự do thông tin ở những nước được xem là dân chủ.
Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số Tự do Báo chí Thế giới sang tới năm thứ tư liên tiếp, kế đến là Hà Lan và Na Uy, giống như năm ngoái.
Ba nước Turkmenistan, Bắc Triều Tiên và Eritrea một lần nữa nằm ở vị trí cuối bảng. Hội nhà báo không biên giới nói rằng tự do thông tin không hiện hữu ở 3 quốc gia này.
Hoa Kỳ được xếp hạng 46 trong danh sách 180 quốc gia. Nga hạng 148, Cuba 170, Trung Quốc 175. Việt Nam hạng 174 và tiếp tục là nhà tù lớn hàng thứ nhì thế giới đối với blogger và công dân mạng.