KIGALI —
Rwanda hôm nay cử hành những buổi lễ tưởng niệm 20 năm vụ diệt chủng năm 1994 với hy vọng những bài học học được sẽ giúp ngăn chặn những hành vi tàn ác trong tương lai. Theo tường thuật của thông tín viên Gabe Joselow của đài VOA tại Kigali, nhiều người vẫn còn bị mất mạng vì thế giới không chịu hành động, mặc dầu cộng đồng quốc tế nhiều lần nói rằng sẽ không bao giờ khoanh tay trước những vụ diệt chủng nữa.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame hôm nay sẽ châm lửa cho ngọn đuốc truy điệu trong một buổi lễ tại Đài tưởng niệm diệt chủng Kigali.
Buổi lễ ngày 7 tháng 4 đánh dấu kỷ niệm ngày bạo động bùng ra trên khắp Rwanda, khi các dân quân sắc tộc Hutu giết chết 800.000 người sắc tộc Tutsi và những người Hutu ôn hòa trong vụ diệt chủng kéo dài 100 ngày.
Trên khắp Rwanda, các đài tưởng niệm trưng bày những chiếc sọ và xương người bị mã tấu chém đứt và những mảnh quần áo dính đầy máu của các nạn nhân để nhắc nhở mọi người về sự tàn bạo đã hoành hành ở quốc gia Phi châu này hồi 20 năm trước.
Ông Freddy Mutanguha là giám đốc quốc gia của Quỹ Aegis, tổ chức điều hành Đài tưởng niệm diệt chủng Kigali. Ông nói rằng đã tới lúc thế hệ mới suy gẫm về quá khứ.
"Chúng tôi tưởng nhớ và chúng tôi truy điệu các nạn nhân mỗi năm. Nhưng năm nay là một năm rất quan trọng vì con cái của chúng tôi, những đứa sinh ra trong thời gian xảy ra vụ diệt chủng hay sau đó, giờ đây chúng đã trưởng thành. Đây là một cơ hội quan trọng để chúng học hỏi và tìm hiểu về những gì đã xảy ra tại quốc gia này."
Theo dự liệu, những vị nguyên thủ quốc gia và các quan khách nước ngoài, bao gồm các giới chức của Mỹ, Anh và khu vực Đông Phi, sẽ đến dự lễ tại Kigali.
Ông Mutanguha nói rằng đây cũng là một cơ hội tốt để khách nước ngoài học hỏi từ Rwanda.
"Đây là một việc rất quan trọng cho sự ngăn chặn nạn diệt chủng bởi vì những người đó sẽ tới để học hỏi về những gì đã xảy ra ở đây ngõ hầu họ có thể ngăn chặn tệ nạn này trong các cộng đồng của mình.
Trong một bài bình luận nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon hối thúc cộng đồng quốc tế học hỏi từ việc đã không ngăn chặn vụ diệt chủng ở Rwanda, và có những hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với những vụ khủng hoảng của ngày hôm nay, như những vụ xung đột ở Syria và Cộng hòa Trung Phi."
Ông Ban nói rằng 'cộng đồng quốc tế không thể rêu rao là quan tâm tới những tội ác kinh hoàng như vậy, nhưng lại không chịu cung cấp các nguồn lực và ý chí cần thiết để thực sự ngăn chặn những tội ác này'.
Các binh sĩ duy trì hòa bình Liên hiệp quốc ở Rwanda trong những năm đầu của thập niên 1990 đã bị chỉ trích về việc không có khả năng hoặc không có ý chí để ngăn chặn vụ diệt chủng, bất chấp những lời cảnh báo.
Ông Simon Adams, Giám đốc Trung tâm Toàn cầu về Trách nhiệm Bảo vệ, nói rằng mọi người cần phải suy ngẫm một cách nghiêm túc về sự thất bại của Liên hiệp quốc ở Rwanda.
"Tôi nghĩ rằng sau Rwanda có một cảm nhận rất mạnh mẽ là cộng đồng quốc tế cần phải nghĩ lại về vấn đề giữ đúng các nguyên tắc đã được ghi rõ trong hiến chương Liên hiệp quốc. Cho nên tôi nghĩ rằng bài học của Rwanda, bài học lớn nhất, là phải chống lại đường lối chính trị của sự vô cảm và đường lối chính trị của sự không hành động."
Trong khi đó, những tố cáo mới đây của Rwanda về sự dính líu của Pháp trong vụ diệt chủng đã gây phương hại cho các mối quan hệ giữa hai nước.
Pháp đã rút phái đoàn tham dự các buổi lễ tưởng niệm sau khi Tổng thống Kagame của Rwanda nói với một tuần báo ở Phi châu rằng Pháp đã nắm giữ một vai trò trực tiếp trong việc chuẩn bị và việc thực hiện vụ diệt chủng.
Paris lâu nay vẫn phủ nhận tố cáo đó. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal nói với đài VOA rằng chính phủ Pháp cảm thấy kinh ngạc trước những phát biểu của ông Kagame. Ông Nadal nói rằng những phát biểu đó 'đi ngược với tiến trình hòa giải đang diễn ra giữa hai nước'.
Tổng thống Rwanda Paul Kagame hôm nay sẽ châm lửa cho ngọn đuốc truy điệu trong một buổi lễ tại Đài tưởng niệm diệt chủng Kigali.
Buổi lễ ngày 7 tháng 4 đánh dấu kỷ niệm ngày bạo động bùng ra trên khắp Rwanda, khi các dân quân sắc tộc Hutu giết chết 800.000 người sắc tộc Tutsi và những người Hutu ôn hòa trong vụ diệt chủng kéo dài 100 ngày.
Trên khắp Rwanda, các đài tưởng niệm trưng bày những chiếc sọ và xương người bị mã tấu chém đứt và những mảnh quần áo dính đầy máu của các nạn nhân để nhắc nhở mọi người về sự tàn bạo đã hoành hành ở quốc gia Phi châu này hồi 20 năm trước.
"Chúng tôi tưởng nhớ và chúng tôi truy điệu các nạn nhân mỗi năm. Nhưng năm nay là một năm rất quan trọng vì con cái của chúng tôi, những đứa sinh ra trong thời gian xảy ra vụ diệt chủng hay sau đó, giờ đây chúng đã trưởng thành. Đây là một cơ hội quan trọng để chúng học hỏi và tìm hiểu về những gì đã xảy ra tại quốc gia này."
Theo dự liệu, những vị nguyên thủ quốc gia và các quan khách nước ngoài, bao gồm các giới chức của Mỹ, Anh và khu vực Đông Phi, sẽ đến dự lễ tại Kigali.
Ông Mutanguha nói rằng đây cũng là một cơ hội tốt để khách nước ngoài học hỏi từ Rwanda.
"Đây là một việc rất quan trọng cho sự ngăn chặn nạn diệt chủng bởi vì những người đó sẽ tới để học hỏi về những gì đã xảy ra ở đây ngõ hầu họ có thể ngăn chặn tệ nạn này trong các cộng đồng của mình.
Trong một bài bình luận nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon hối thúc cộng đồng quốc tế học hỏi từ việc đã không ngăn chặn vụ diệt chủng ở Rwanda, và có những hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với những vụ khủng hoảng của ngày hôm nay, như những vụ xung đột ở Syria và Cộng hòa Trung Phi."
Ông Ban nói rằng 'cộng đồng quốc tế không thể rêu rao là quan tâm tới những tội ác kinh hoàng như vậy, nhưng lại không chịu cung cấp các nguồn lực và ý chí cần thiết để thực sự ngăn chặn những tội ác này'.
Các binh sĩ duy trì hòa bình Liên hiệp quốc ở Rwanda trong những năm đầu của thập niên 1990 đã bị chỉ trích về việc không có khả năng hoặc không có ý chí để ngăn chặn vụ diệt chủng, bất chấp những lời cảnh báo.
Ông Simon Adams, Giám đốc Trung tâm Toàn cầu về Trách nhiệm Bảo vệ, nói rằng mọi người cần phải suy ngẫm một cách nghiêm túc về sự thất bại của Liên hiệp quốc ở Rwanda.
"Tôi nghĩ rằng sau Rwanda có một cảm nhận rất mạnh mẽ là cộng đồng quốc tế cần phải nghĩ lại về vấn đề giữ đúng các nguyên tắc đã được ghi rõ trong hiến chương Liên hiệp quốc. Cho nên tôi nghĩ rằng bài học của Rwanda, bài học lớn nhất, là phải chống lại đường lối chính trị của sự vô cảm và đường lối chính trị của sự không hành động."
Trong khi đó, những tố cáo mới đây của Rwanda về sự dính líu của Pháp trong vụ diệt chủng đã gây phương hại cho các mối quan hệ giữa hai nước.
Pháp đã rút phái đoàn tham dự các buổi lễ tưởng niệm sau khi Tổng thống Kagame của Rwanda nói với một tuần báo ở Phi châu rằng Pháp đã nắm giữ một vai trò trực tiếp trong việc chuẩn bị và việc thực hiện vụ diệt chủng.
Paris lâu nay vẫn phủ nhận tố cáo đó. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal nói với đài VOA rằng chính phủ Pháp cảm thấy kinh ngạc trước những phát biểu của ông Kagame. Ông Nadal nói rằng những phát biểu đó 'đi ngược với tiến trình hòa giải đang diễn ra giữa hai nước'.