Trong một bài phát biểu truyền hình hôm nay, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva tuyên bố Thái Lan đang phải đối phó với các thách thức trong việc hồi phục sau nhiều tháng biểu tình và cuộc đàn áp của quân đội nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình đó.
Ông Abhisit nói: “Chúng ta thừa nhận rằng trong khi chúng ta tiến tới có những thách thức lớn trước mắt, đặc biệt là thách thức phải khắc phục những chia rẽ đã xảy ra trong đất nước này. Tôi xin bảo đảm với quý vị rằng chính phủ sẽ đối đầu với các thách thức đó và vượt qua những khó khăn này.”
Những người biểu tình áo đỏ đã châm ngòi cho hơn 30 đám cháy ở Bangkok vào hôm thứ tư khi quân đội có biện pháp dẹp khu cắm trại của họ ở trung tâm thủ đô. Những ngọn lửa đã trùm lên các cửa hàng bách hóa, các thương xá, các ngân hàng và các cơ quan truyền thông, gây tổn thất vật chất lên tới 1 tỷ đôla. Các cơ quan đánh giá quốc tế nói rằng thứ hạng về tín dụng của Thái Lan đang bị rủi ro trừ phi giải quyết được các chia rẽ lâu dài về chính trị.
Ông Abhisit nói ông sẽ hồi phục lại một kế hoạch hòa giải mà giới lãnh đạo biểu tình bác bỏ trước đây. Kế hoạch này bao gồm các cuộc bầu cử sớm cũng như các cải cách kinh tế, xã hội và hiến pháp.
Theo ông, một mục tiêu chính là đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng.
Các kinh tế gia cảnh báo rằng tăng trưởng có thể sụt giảm tới 2% trong năm nay, xuống chỉ còn 4%.
Vụ đàn áp và bạo loạn tiếp theo đó đã làm thiệt mạng tới 52 người trong 6 ngày, nâng số tử vong lên tới 77 người kể từ khi bắt đầu biểu tình hồi giữa tháng 3. Tin ghi có tới trên 1.400 người bị thương.
Hàng ngàn người đã mất công ăn việc làm và hàng ngàn cơ sở kinh doanh chứng kiến doanh số sụp đổ.
Ông Satish Sehgal, một nhà xuất bản ở Bangkok, nói rằng bạo động sẽ có một tác động kinh tế kéo dài.’
Ông Sehgal cho biết: “Nó gây thiệt hại cho nền kinh tế Thái Lan, nó làm Thái Lan tụt hậu từ 2 đến 3 năm, ngành du lịch đã bị thiệt hại nặng nề. Thật là điều đáng buồn.”
Du lịch chiếm từ 6% đến 7% nền kinh tế và chiếm 15% lực lượng lao động. Các chuyên gia công nghiệp cho rằng vì cuộc khủng hoảng chính trị này, sẽ có khoảng 13 triệu du khách trong năm nay, so với con số 16 triệu theo như dự báo.
Ông Nagesh Kumar, kinh tế gia trưởng tại Uûy ban Kinh xã của Liên Hiệp Quốc về châu Á Thái bình dương, nói rằng đầu tư nước ngoài cũng sẽ bị thiệt hại.
Ông Kumar nói: “Hình ảnh của triển vọng đầu tư có thể bị ảnh hưởng nếu chính phủ không có khả năn vãn hồi niềm tin một cách nhanh chóng và chứng minh rằng mọi chuyện đã trật tự trở lại. Nó thể ngăn chặn được nếu như chính phủ có khả năng khắc phục và vãn hồi hòa bình và chứng minh rằng tất cả đều vận hành rất tốt.”
Bất định chính trị đã khiến một số người nước ngoài dời đi chỗ khác. Ông Andrew Durieux là chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Bangkok.
Ông Durieux nói: “Một số người nước ngoài đang tiếp tục rời đi trong vài tháng vừa qua, và Thượng Hải, và Kuala Lumpur và Việt Nam có lẽ là những nơi tiếp nhận nhiều nhất các kỹ năng đó. Vì thế Thái Lan cần phải có cái gì đó để thu hút các gia đình đó trở lại.”
Thái Lan đã phải đối phó với 4 năm bất ổn chính trị, kể từ khi một cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawat. Những người ủng hộ ông, phần lớn thuộc thành phần nghèo ở thành thị và nông thôn, cáo buộc quân đội và giới thượng lưu làm lơ trước cái mối quan tâm của họ. Ông Thaksin hiện đang sống ở nước ngoài đã kêu gọi đàm phán giữa người biểu tình và chính phủ và đã tìm cách tránh xa các cuộc bạo loạn.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjaviva đã kêu gọi hòa giải dân tộc vào lúc đất nước bắt đầu kiểm lại tổn thất kinh tế sau vụ đàn áp của quân đội nhắm vào các cuộc biểu tình chống chính phủ. Theo tường thuật từ Bangkok của thông tín viên VOA Ron Corben, các kinh tế gia cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm hơn.