BANGKOK —
Thái Lan và Trung Quốc đã quyết định tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế song phương trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, sau khi ông dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN tại Brunei.
Theo tưởng trình của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, chuyến thăm ba ngày của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nổi bật với việc ký kết một vài thỏa thuận kinh tế và thương mại hôm thứ Sáu trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Thái Lan là nước điều phối thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.
Giới chức cho biết hai nước đã đạt được thỏa thuận về đầu tư, hợp tác cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, năng lượng, hợp tác hàng hải, giáo dục và văn hóa.
Thái Lan lâu nay vẫn xây dựng quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời chính phủ của anh trai Thủ tướng Yingluck là ông Thaksin Shinawatra, bị lật đổ năm 2006.
Ông Carl Thayer, giáo sư chính trị ở Úc, cho biết theo thời gian chính phủ Thái Lan đã xây dựng được quan hệ kinh tế và kinh doanh mạnh mẽ với Trung Quốc, và dù Thái Lan vẫn có quan hệ quân sự lâu dài với Mỹ, chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm một sự cân bằng. Giáo sư Thayer nhận định:
"Chính phủ ở Bangkok ngả rất nhiều về phía Trung Quốc trên phương diện kinh tế. Nhưng Thái Lan đang cố gắng cân bằng cả hai mối quan hệ và giữ cho phương diện quân sự ít bị chú ý nhất có thể."
Trong một cơ hội hiếm hoi, Thủ tướng Lý được diễn thuyết trước quốc hội Thái.
Ông Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, cho biết trong khi quan hệ giữa Thái Lan với Mỹ dường như đang "xa cách", quan hệ với Trung Quốc lại đang củng cố. Ông nói:
"Quan hệ song phương giữa Bangkok và Bắc Kinh được đào sâu, mở rộng trên mọi phương diện không chỉ là kinh tế và chính trị mà còn cả quân sự nữa. Người Trung Quốc hiện cấp nhiều học bổng và kinh phí cho các sĩ quan quân đội Thái sang đào tạo và nghiên cứu ở Trung Quốc. Sinh viên Thái sang Trung Quốc du học cũng vậy."
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế Thái Lan.
Từ năm 2007 đến năm 2012, các công ty Trung Quốc đầu tư gần 6 tỉ đô la trong các dự án thuộc chính sách ưu đãi thuế đầu tư đặc biệt của Thái Lan đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong tám tháng đầu năm 2013, có 28 dự án đầu tư của Trung Quốc với tổng trị giá 580 triệu đôla đã đăng ký đầu tư vào Thái Lan. Trung Quốc hiện là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Thái Lan sau Nhật Bản.
Ông Thitinan nói lãnh đạo của Trung Quốc đang đào sâu mối quan hệ hiện có với các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia, được xem là "trong quỹ đạo gần với Trung Quốc."
Ông nói Bắc Kinh hy vọng sẽ giảm xung đột với khu vực về những tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong khu vực giàu tài nguyên ở Biển Đông. Ông nhận định:
"Họ cũng muốn xây dựng quan hệ các đối tác chiến lược ở Indonesia, Malaysia, và Singapore. Họ cũng muốn sửa chữa những thiệt hại gây ra cho những mối quan hệ với các nước đang tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa - chủ yếu là Philippines và Việt Nam."
Trong khi ở Thái Lan, Thủ tướng Lý cũng sẽ đến thăm thành phố Chiang Mai ở miền bắc trước khi đi đến Việt Nam vào Chủ nhật.
Theo tưởng trình của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, chuyến thăm ba ngày của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nổi bật với việc ký kết một vài thỏa thuận kinh tế và thương mại hôm thứ Sáu trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Thái Lan là nước điều phối thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN.
Giới chức cho biết hai nước đã đạt được thỏa thuận về đầu tư, hợp tác cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ, năng lượng, hợp tác hàng hải, giáo dục và văn hóa.
Thái Lan lâu nay vẫn xây dựng quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là dưới thời chính phủ của anh trai Thủ tướng Yingluck là ông Thaksin Shinawatra, bị lật đổ năm 2006.
Ông Carl Thayer, giáo sư chính trị ở Úc, cho biết theo thời gian chính phủ Thái Lan đã xây dựng được quan hệ kinh tế và kinh doanh mạnh mẽ với Trung Quốc, và dù Thái Lan vẫn có quan hệ quân sự lâu dài với Mỹ, chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm một sự cân bằng. Giáo sư Thayer nhận định:
"Chính phủ ở Bangkok ngả rất nhiều về phía Trung Quốc trên phương diện kinh tế. Nhưng Thái Lan đang cố gắng cân bằng cả hai mối quan hệ và giữ cho phương diện quân sự ít bị chú ý nhất có thể."
Trong một cơ hội hiếm hoi, Thủ tướng Lý được diễn thuyết trước quốc hội Thái.
Ông Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, cho biết trong khi quan hệ giữa Thái Lan với Mỹ dường như đang "xa cách", quan hệ với Trung Quốc lại đang củng cố. Ông nói:
"Quan hệ song phương giữa Bangkok và Bắc Kinh được đào sâu, mở rộng trên mọi phương diện không chỉ là kinh tế và chính trị mà còn cả quân sự nữa. Người Trung Quốc hiện cấp nhiều học bổng và kinh phí cho các sĩ quan quân đội Thái sang đào tạo và nghiên cứu ở Trung Quốc. Sinh viên Thái sang Trung Quốc du học cũng vậy."
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế Thái Lan.
Từ năm 2007 đến năm 2012, các công ty Trung Quốc đầu tư gần 6 tỉ đô la trong các dự án thuộc chính sách ưu đãi thuế đầu tư đặc biệt của Thái Lan đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong tám tháng đầu năm 2013, có 28 dự án đầu tư của Trung Quốc với tổng trị giá 580 triệu đôla đã đăng ký đầu tư vào Thái Lan. Trung Quốc hiện là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Thái Lan sau Nhật Bản.
Ông Thitinan nói lãnh đạo của Trung Quốc đang đào sâu mối quan hệ hiện có với các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia, được xem là "trong quỹ đạo gần với Trung Quốc."
Ông nói Bắc Kinh hy vọng sẽ giảm xung đột với khu vực về những tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong khu vực giàu tài nguyên ở Biển Đông. Ông nhận định:
"Họ cũng muốn xây dựng quan hệ các đối tác chiến lược ở Indonesia, Malaysia, và Singapore. Họ cũng muốn sửa chữa những thiệt hại gây ra cho những mối quan hệ với các nước đang tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa - chủ yếu là Philippines và Việt Nam."
Trong khi ở Thái Lan, Thủ tướng Lý cũng sẽ đến thăm thành phố Chiang Mai ở miền bắc trước khi đi đến Việt Nam vào Chủ nhật.