Chính phủ Ai Cập được quân đội hậu thuẫn đang xúc tiến những kế hoạch cho một quá trình chuyển đổi chính trị sau khi lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi. Trong một cuộc phỏng vấn do đài VOA thực hiện, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft bàn về tình hình Ai Cập và nước Mỹ phải làm gì để giúp đỡ nước này.
Ông Brent Scowcroft nói rằng Mỹ phải giúp phát triển một chiến lược để khôi phục lại sự ổn định kinh tế và chính trị của Ai Cập.
"Điều cần làm bây giờ là phải lập ra một cấu trúc có thể giúp hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chính trị của Ai Cập. Ðó là bằng hiến pháp, bằng bầu cử, và bằng chính phủ phản ánh rộng rãi lợi ích của cử tri. Chúng ta đang ở giai đoạn sơ khởi. Quản lý hệ thống như vậy theo cách thức có lợi và không gây hại rõ ràng là một thách thức ."
Ðảo chính hay không?
Vào ngày 3 tháng 7, quân đội Ai Cập bị lật đổ Tổng thống dân cử Morsi, một thành viên cấp cao của nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Ông bị lật đổ sau một năm cầm quyền và sau khi hàng triệu người Ai Cập xuống đường 4 ngày liên tiếp để phản đối cách ông điều hành đất nước.
Ông Scowcroft, một trung tướng không quân đã về hưu, trả lời về vấn đề còn tranh cãi nóng bỏng, liệu hành động của quân đội có phải là một cuộc đảo chính hay không. Ông nói:
"Không phải là một cuộc đảo chính theo nghĩa thông thường của từ này. Ai Cập bây giờ đang trải qua một giai đoạn rất phức tạp, và một trong những cột trụ của xã hội Ai Cập là quân đội. Ai Cập may mắn có được quân đội không muốn nắm quyền điều hành đất nước. Họ muốn đất nước được điều hành đúng đắn, nhưng không muốn nắm quyền điều hành đất nước. Chính vì vậy tôi nghĩ điều này thay đổi toàn bộ bản chất của những gì đã xảy ra."
Một số chuyên gia cho rằng việc xác định liệu hành động của quân đội ở Ai Cập có phải là một cuộc đảo chính hay không là điều rất quan trọng bởi vì luật pháp Hoa Kỳ quy định cắt viện trợ "cho bất kỳ quốc gia nào mà người đứng đầu chính phủ được bầu chọn đúng đắn bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự." Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Obama vẫn do dự trong việc định danh cho những gì xảy ra ở Ai Cập.
Viện trợ của Mỹ phục vụ mục đích cụ thể
Mỗi năm, Mỹ cung cấp 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ai Cập.
Ông Scowcroft, từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Gerald Ford (1975-1977) và George HW Bush, (1989-1993), nói viện trợ phục vụ một mục đích cụ thể. Ông giải thích:
"1,3 tỷ đô la đó là một tỷ lệ cụ thể của khoản tiền mà chúng ta cung ứng hàng năm cho Israel. Và khoản viện trợ đó được thiết kế để làm cho hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israel năm 1979 thêm khăng khít. Vì vậy, hầu hết những điều khoản chỉ nói về nó như viện trợ . Viện trợ cho một mục đích cụ thể - bản hiệp ước đó. Ðó là nguồn gốc của chương trình viện trợ, và vẫn tiếp tục kể từ khi đó. Nó không chỉ là viện trợ quân sự mà là viện trợ quân sự để củng cố hiệp ước."
Một số nhà lập pháp Mỹ đang gây sức ép chấm dứt viện trợ, nhưng ông Scowcroft mô tả những hành động như vậy là "thiển cận".
Nền kinh tế Ai Cập cần sửa chữa
Các chuyên gia cho biết Ai Cập đang trong tình trạng quẫn bách về kinh tế khi phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và khí đốt, lạm phát tăng vọt và tình trạng thất nghiệp cao.
Ông Scowcroft cần phải hành động gấp để ổn định nền kinh tế đất nước:
"Nguồn hái ra tiền của Ai Cập là du lịch. Mà du lịch bây giờ gần như là số không. Ðó là một đòn choáng váng. Nguồn khác là kiều hối, và kiều hối cũng xuống vô cùng thấp. Họ đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và họ cần được giúp đỡ. Và Mỹ có thể làm điều đó, giúp họ quản lý nền kinh tế ."
Vị cựu cố vấn an ninh quốc gia cho biết Washington cũng đang giúp bằng những phương cách khác:
"Một trong những điều đáng khích lệ nhất đã diễn ra là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện nói chuyện gần như hàng ngày với người đứng đầu quân đội Ai Cập. Tôi nghĩ rằng đó là cách hết sức có lợi."
Ông Brent Scowcroft nói một nước Ai Cập ổn định là cực kỳ quan trọng đối với vùng Trung Đông. Ông nói, "Nếu không có một nước Ai Cập thành công, cả khu vực gặp vấn đề nghiêm trọng."
Ông Brent Scowcroft nói rằng Mỹ phải giúp phát triển một chiến lược để khôi phục lại sự ổn định kinh tế và chính trị của Ai Cập.
"Điều cần làm bây giờ là phải lập ra một cấu trúc có thể giúp hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chính trị của Ai Cập. Ðó là bằng hiến pháp, bằng bầu cử, và bằng chính phủ phản ánh rộng rãi lợi ích của cử tri. Chúng ta đang ở giai đoạn sơ khởi. Quản lý hệ thống như vậy theo cách thức có lợi và không gây hại rõ ràng là một thách thức ."
Ðảo chính hay không?
Vào ngày 3 tháng 7, quân đội Ai Cập bị lật đổ Tổng thống dân cử Morsi, một thành viên cấp cao của nhóm Huynh đệ Hồi giáo. Ông bị lật đổ sau một năm cầm quyền và sau khi hàng triệu người Ai Cập xuống đường 4 ngày liên tiếp để phản đối cách ông điều hành đất nước.
Ông Scowcroft, một trung tướng không quân đã về hưu, trả lời về vấn đề còn tranh cãi nóng bỏng, liệu hành động của quân đội có phải là một cuộc đảo chính hay không. Ông nói:
"Không phải là một cuộc đảo chính theo nghĩa thông thường của từ này. Ai Cập bây giờ đang trải qua một giai đoạn rất phức tạp, và một trong những cột trụ của xã hội Ai Cập là quân đội. Ai Cập may mắn có được quân đội không muốn nắm quyền điều hành đất nước. Họ muốn đất nước được điều hành đúng đắn, nhưng không muốn nắm quyền điều hành đất nước. Chính vì vậy tôi nghĩ điều này thay đổi toàn bộ bản chất của những gì đã xảy ra."
Một số chuyên gia cho rằng việc xác định liệu hành động của quân đội ở Ai Cập có phải là một cuộc đảo chính hay không là điều rất quan trọng bởi vì luật pháp Hoa Kỳ quy định cắt viện trợ "cho bất kỳ quốc gia nào mà người đứng đầu chính phủ được bầu chọn đúng đắn bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự." Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Obama vẫn do dự trong việc định danh cho những gì xảy ra ở Ai Cập.
Viện trợ của Mỹ phục vụ mục đích cụ thể
Mỗi năm, Mỹ cung cấp 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ai Cập.
Ông Scowcroft, từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Gerald Ford (1975-1977) và George HW Bush, (1989-1993), nói viện trợ phục vụ một mục đích cụ thể. Ông giải thích:
"1,3 tỷ đô la đó là một tỷ lệ cụ thể của khoản tiền mà chúng ta cung ứng hàng năm cho Israel. Và khoản viện trợ đó được thiết kế để làm cho hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israel năm 1979 thêm khăng khít. Vì vậy, hầu hết những điều khoản chỉ nói về nó như viện trợ . Viện trợ cho một mục đích cụ thể - bản hiệp ước đó. Ðó là nguồn gốc của chương trình viện trợ, và vẫn tiếp tục kể từ khi đó. Nó không chỉ là viện trợ quân sự mà là viện trợ quân sự để củng cố hiệp ước."
Một số nhà lập pháp Mỹ đang gây sức ép chấm dứt viện trợ, nhưng ông Scowcroft mô tả những hành động như vậy là "thiển cận".
Nền kinh tế Ai Cập cần sửa chữa
Các chuyên gia cho biết Ai Cập đang trong tình trạng quẫn bách về kinh tế khi phải đối mặt với tình trạng thiếu điện và khí đốt, lạm phát tăng vọt và tình trạng thất nghiệp cao.
Ông Scowcroft cần phải hành động gấp để ổn định nền kinh tế đất nước:
"Nguồn hái ra tiền của Ai Cập là du lịch. Mà du lịch bây giờ gần như là số không. Ðó là một đòn choáng váng. Nguồn khác là kiều hối, và kiều hối cũng xuống vô cùng thấp. Họ đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và họ cần được giúp đỡ. Và Mỹ có thể làm điều đó, giúp họ quản lý nền kinh tế ."
Vị cựu cố vấn an ninh quốc gia cho biết Washington cũng đang giúp bằng những phương cách khác:
"Một trong những điều đáng khích lệ nhất đã diễn ra là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hiện nói chuyện gần như hàng ngày với người đứng đầu quân đội Ai Cập. Tôi nghĩ rằng đó là cách hết sức có lợi."
Ông Brent Scowcroft nói một nước Ai Cập ổn định là cực kỳ quan trọng đối với vùng Trung Đông. Ông nói, "Nếu không có một nước Ai Cập thành công, cả khu vực gặp vấn đề nghiêm trọng."