Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia trở nên phức tạp hơn ngày hôm nay sau khi người ta phát hiện ra rằng khu vực tìm kiếm ở phía nam Ấn Độ Dương quá sâu đối với một tàu ngầm tự động loại nhỏ.
Các giới chức Australia cho biết tàu ngầm Bluefin-21 đã vượt quá giới hạn hoạt động độ sâu là 4,500 mét và đã phải trở lại mặt nước sau 6 giờ đồng hồ tìm kiếm ngắn ngủi ngày hôm qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein sau đó nói rằng giới hữu trách hiện đang lấy các dữ liệu do thiết bị lặn dưới nước thu thập được và phân tích chúng.
“Tôi biết một điều rằng họ đang phân tích các bức ảnh, và tôi tin rằng khi mọi thứ đã được kiểm chứng và họ cảm thấy đã đến lúc, thì họ sẽ công bố chúng cho báo chí”.
Chiếc tàu ngầm không thể truyền dữ liệu trực tiếp trong khi tìm kiếm ở đáy biển nên các giới chức phải đưa nó lên mặt nước và phân tích dữ liệu sau mỗi đợt tìm kiếm. Các giới chức nói rằng tiến trình này có thể mất tới vài tháng.
Giáo sư Chari Pattiaratchi từ Đại học Tây Australia nhận định:
“Khu vực chúng ta nói đến gọi là Wharton Deep. Theo đánh giá, đó là một vùng đáy biển bằng phẳng, sâu thăm thẳm và thường gồm nhiều và trầm tích bùn”.
Trung tâm Phối hợp Liên Ngành (JACC), cơ quan phối hợp tìm kiếm, nói thiết bị lặn sẽ lại được triển khai cuối ngày hôm nay nếu điều kiện thời tiết tốt hơn.
Tàu ngầm được triển khai hôm qua, gần một tuần sau khi các thiết bị định vị âm thanh lần cuối cùng phát hiện các tín hiệu được cho là xuất phát từ chiếc hộp đen của chiếc máy bay mất tích.
Thiết bị định vị trong các hộp thu dữ liệu chuyến bay của máy bay phát ra các tín hiệu, giúp cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn, nhưng pin của hộp đen chỉ hoạt động trong khoảng một tháng. Mà giờ thì đã gần 40 ngày kể từ khi chiếc máy bay mất tích.
Chiếc máy bay Boeing 777 với 239 hành khách trên khoang mất tích hôm 8/3 trong chuyến bay theo lịch trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Các giới chức Australia cho biết tàu ngầm Bluefin-21 đã vượt quá giới hạn hoạt động độ sâu là 4,500 mét và đã phải trở lại mặt nước sau 6 giờ đồng hồ tìm kiếm ngắn ngủi ngày hôm qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein sau đó nói rằng giới hữu trách hiện đang lấy các dữ liệu do thiết bị lặn dưới nước thu thập được và phân tích chúng.
“Tôi biết một điều rằng họ đang phân tích các bức ảnh, và tôi tin rằng khi mọi thứ đã được kiểm chứng và họ cảm thấy đã đến lúc, thì họ sẽ công bố chúng cho báo chí”.
Chiếc tàu ngầm không thể truyền dữ liệu trực tiếp trong khi tìm kiếm ở đáy biển nên các giới chức phải đưa nó lên mặt nước và phân tích dữ liệu sau mỗi đợt tìm kiếm. Các giới chức nói rằng tiến trình này có thể mất tới vài tháng.
Giáo sư Chari Pattiaratchi từ Đại học Tây Australia nhận định:
“Khu vực chúng ta nói đến gọi là Wharton Deep. Theo đánh giá, đó là một vùng đáy biển bằng phẳng, sâu thăm thẳm và thường gồm nhiều và trầm tích bùn”.
Trung tâm Phối hợp Liên Ngành (JACC), cơ quan phối hợp tìm kiếm, nói thiết bị lặn sẽ lại được triển khai cuối ngày hôm nay nếu điều kiện thời tiết tốt hơn.
Tàu ngầm được triển khai hôm qua, gần một tuần sau khi các thiết bị định vị âm thanh lần cuối cùng phát hiện các tín hiệu được cho là xuất phát từ chiếc hộp đen của chiếc máy bay mất tích.
Thiết bị định vị trong các hộp thu dữ liệu chuyến bay của máy bay phát ra các tín hiệu, giúp cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn, nhưng pin của hộp đen chỉ hoạt động trong khoảng một tháng. Mà giờ thì đã gần 40 ngày kể từ khi chiếc máy bay mất tích.
Chiếc máy bay Boeing 777 với 239 hành khách trên khoang mất tích hôm 8/3 trong chuyến bay theo lịch trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Your browser doesn’t support HTML5